Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Những hành động tưởng vô hại của mẹ bầu nhưng khiến thai nhi dây rốn quấn cổ
Ngày cập nhật:  16/04/2021 08:22:46
Nhiều mẹ bầu có những thói quen tưởng như không có hại nhưng thật chất lại gián tiếp khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ. Cùng tìm hiểu nhé!



Thai nhi bị dây rốn quấn cổ có thể làm cản trở quá trình vận chuyển máu và chất dinh dưỡng, làm tăng khả năng sinh nhẹ cân, thiếu máu, nếu nặng hơn có thể gây ra những hậu quả không mong muốn.

Dây rốn quấn cổ không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến một số hệ lụy như bé không xoay đầu ngôi thuận ảnh hưởng đến quá trính sinh nở, bé không lọt vào khung xương chậu của mẹ. Có những trường hợp bé bị sa dây rốn do cuống rốn ép giữa ngôi và thành chậu hoặc do bị sa ra ngoài âm đạo, làm cho các mạch máu bị co thắt, không thể cung cấp máu cho thai nhi.

Để phòng tránh việc thai nhi bị dây rốn quấn cổ, các mẹ nên đi khám thường xuyên, chú ý những thói quen, hành động của bản thân. Đặc biệt, nên tránh những hành động này khi mang thai.

1. Xoa bụng mạnh, liên tục

Nhiều mẹ quan niệm rằng, việc xoa tay liên tục vào bụng là cách để giao tiếp với con, tăng sự liên kết giữa mẹ và con.


Tuy nhiên, khi đến những tháng cuối thai kỳ, mẹ nên tránh hành động như vậy vì sẽ khiến bé kích thích, chuyển động nhiều hơn và dây rốn bị rối, xoắn quấn quanh người hoặc cổ.

2. Vận động mạnh

Vận động trong thời kỳ mang thai sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy dễ chịu, giảm căng thẳng, hỗ trợ tốt cho việc sinh nở sau này.


 
Tuy nhiên, vận động mạnh, chuyển động nhiều sẽ khiến mẹ bầu rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng cơ gây áp lực lên thắt lưng. Ngoài ra, nó còn khiến dây rốn quấn quanh cổ bé.

3. Ngủ muộn

Khi mang thai, cơ thể thai đổi, nhiều mẹ bầu rơi vào tình trạng mất ngủ, khó ngủ. Mẹ bầu ngủ muộn không chỉ khiến thai nhi mệt mỏi, tâm lý căng thẳng mà còn ảnh hưởng đến đồng hồ sinh hoạt của bé, làm bé hoạt động tích cực hơn. Khi bé hoạt động tích cực sẽ làm tăng khả năng dây rốn quấn cổ. Vì vậy, các mẹ nên cố gắng ngủ từ 8-9 tiếng 1 đêm và ngủ trước 10 giờ tối.

Nếu khó ngủ, mẹ bầu có thể dùng nước ấm ngâm chân để lưu thông các mạch máu khiến cơ thể dễ chịu hơn. Ngoài ra, uống một chút nước ấm trước khi đi ngủ sẽ khiến tinh thần thoải mái, đi sâu vào giấc ngủ.

4. Ngủ sai tư thế

Khi có bầu, tư thế ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe. Theo các chuyên gia, tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu là nằm nghiêng bên trái.


 
Tư thế nằm này sẽ làm giảm bớt áp lực cho các cơ động mạch và vùng xương chậu. Ngoài ra, nó làm tăng quá trình lưu thông máu, hỗ trợ cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.


bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Phụ nữ bị suy buồng trứng sớm có thai được không?
Hiểm hoạ rình rập mẹ bầu và thai nhi với chứng hở eo cổ tử cung khi mang thai
Dấu hiệu chuyển dạ chuẩn nhất, mẹ bầu cần lưu ý khi sắp đến ngày sinh
HỎI - ĐÁP VỀ CÁC VẤN ĐỀ TRONG SÀNG LỌC TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG?
Mẹ bầu nhất định phải xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, nếu không có thể gây nguy hiểm cho thai nhi
Khi mẹ bầu thiếu máu: Thai nhi phải đối mặt với nguy cơ gì?
Mẹ bầu có biết: Ngủ đúng bên sẽ giúp giảm nguy cơ sảy thai và thai chết lưu
Thành phần sữa mẹ như thế nào sẽ giúp bé tăng cân và tăng chiều cao tốt nhất?
Hiện tượng thai to dưới góc nhìn sản khoa
UNG THƯ VÚ VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email