Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Vết mổ sau sinh bị nhiễm trùng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Ngày cập nhật:  25/09/2020 14:00:54
Nhiễm trùng vết mổ sau sinh hay còn gọi là nhiễm trùng hậu sản là tai biến thường gặp nhất trong 5 tai biến sản khoa. Hiện nay, y học đã tiến bộ hơn, việc điều trị kháng sinh cũng như điều kiện sinh hoạt đã được nâng cao vì vậy nhiễm khuẩn sau sinh nặng cũng được cải thiện nhưng vẫn có thể gặp ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.


1. Nguyễn nhân gây nhiễm trùng vết mổ lấy thai

Tất cả các vi khuẩn thông thường như: Liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, các vi khuẩn yếm khí… đều có thể gây bệnh nhiễm trùng vết mổ đẻ.
 
Mức độ nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào sức khỏe của sản phụ, tùy theo độc tính của vi khuẩn và tính kháng kháng sinh của chúng, tùy theo bệnh được phát hiện và điều trị sớm hay muộn.

2. Tình trạng nhiễm trùng vết mổ sau sinh có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh thực sự là một điều đáng lo ngại, nếu không được quan tâm chú ý đúng mức, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ cơ thể của sản phụ, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, thậm chí có nguy cơ tử vong. Sinh mổ không phải lựa chọn đầu tiên của các bác sĩ sản khoa, mổ đẻ chỉ được chỉ định khi mẹ hoặc thai có nguy cơ về sức khỏe.

3. Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Sau khi đẻ mổ nếu thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường dưới đây thì hãy ngay lập tức đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

•    Sốt: đây sẽ là dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm trùng sau khi mổ đẻ và triệu chứng này sẽ kéo dài trong suốt một thời gian dài. Nhiệt độ cơ thể tăng lên đến 38 độ C sẽ rất khó để hạ sốt, do đó người bệnh không được chủ quan.
•    Mùi hôi: Vết mổ có mùi hôi cũng là một dấu hiệu của nhiễm trùng. Do đó ngay khi nhận thấy vị trí vết mổ có mùi hôi thì ngay tức khắc đến các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị.
•    Xuất hiện các triệu chứng giống cúm: Ngay khi vừa mới sinh xong cơ thể người mẹ không thể khỏe mạnh như bình thường nhưng nếu thấy có các dấu hiệu như kiệt sức, đau đớn, các triệu chứng sẽ dần nghiêm trọng hơn như cúm hoặc thấy cơ thể ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ thể, nhức đầu chắc hẳn bạn đang bị nhiễm trùng vết rạch.

Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh như thế nào

 

•    Vết mổ nóng ran: Ban đầu vết mổ sau sinh sẽ có cảm giác nóng ran và đỏ ửng, tuy nhiên nếu sau một thời gian dài mà các triệu chứng không được thuyên giảm mà mức độ trở nên nghiêm trọng hơn thì chắc hẳn là bạn đang bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh và cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
•    Tăng tiết dịch: Vết mổ tiết dịch hoặc có mủ vàng đó chính là dấu hiệu nhiễm trùng. Đôi khi có các dịch chảy ra từ vết mổ nhưng nếu tần suất nó chảy ra nhiều hơn thì không nên bỏ qua triệu chứng này.
•    Sưng: Chỗ vết rạch bị sưng hoặc chân cũng bị sưng cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng vết mổ sau sinh. Bên cạnh đó vùng bụng dươi đặc biệt là xung quanh vết mổ, ngực bị cương đau.
•    Đối với những người mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ mắc nhiễm trùng vết mổ sẽ cao hơn bình thường và có các dấu hiệu nhận biết khi bị nhiễm trùng lá tấy đỏ và vết mổ không liền sẹo được.



Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng đầu tiên thì ngay lập tức báo cho các bác sĩ chuyên khoa biết và có hướng điều trị kịp thời.

4. Điều trị nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Bình thường sau khi sinh, tử cung sẽ co hồi dần, sản dịch ra ít, nhạt màu dần và hết hẳn sau 2 tuần. Nếu sau khi sinh 3 – 4 ngày, sản phụ còn sốt 38 – 39 độ C, tử cung co hồi chậm, sản dịch ra ít như bị ứ lại hoặc có mùi hôi, ấn vào tử cung di động, tử cung đau thì phải nghĩ tới nhiễm khuẩn sau sinh. Nếu nhiễm khuẩn vết mổ sau sinh tại tầng sinh môn và âm hộ, nên rửa sạch tầng sinh môn, âm hộ bằng nước sát khuẩn, cắt chỉ sẽ được thực hiện sớm nếu có khâu tầng sinh môn và thường dùng kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân.

Hầu hết các nhiễm trùng vết mổ lấy thai sau sinh có thể được điều trị bằng kháng sinh. Loại kháng sinh còn tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn cũng như tác nhân gây bệnh. Liền sẹo vết mổ sau sinh là một quá trình phức tạp trải qua 4 giai đoạn chồng lấp lên nhau: giai đoạn xuất huyết và phản ứng viêm, giai đoạn biểu mô hóa, giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tái tạo. Ngoài điều trị kháng sinh còn phải làm sạch ổ nhiễm khuẩn: Làm sạch buồng tử cung, vết thương tại âm đạo tầng sinh môn, dẫn lưu tiểu khung….

Chăm sóc vết mổ ở sản phụ có cơ địa sẹo lồi cần hết sức kỹ lưỡng, tránh nhiễm trùng, tránh việc căng da quá mức. Thay băng hàng ngày với nước rửa dung dịch Betadin, từ ngày thứ 3 trở đi có thể để hở da và không cần thay băng.




Sức Khoẻ Cộng Đồng
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bác sĩ BV Nhi đồng chia sẻ 4 sai lầm nguy hiểm của cha mẹ khi hạ sốt cho trẻ
Tìm hiểu về bệnh bạch hầu và thai kỳ
Mẹ bầu bị viêm âm đạo có nên đặt thuốc không?
Dấu hiệu ở rốn cảnh báo trẻ sơ sinh đang gặp nguy hiểm, ba mẹ phải để ý từng ngày
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định tham dự cuộc họp khởi động dự án SafeMa
Trẻ có thể ngừng thở, ngừng tim do sặc sữa: Cách sơ cứu cần nhớ
Trẻ sinh non - Liệu pháp âm nhạc hóa ra lại là cách giúp bé sớm xuất viện
Chương trình "Đôi Bàn Tay Vàng 2020"
Sa tử cung khi mang thai và những điều cần biết để tránh hậu quả đáng tiếc
Vàng da ở trẻ sơ sinh: Cần chú ý dấu hiệu vàng da bệnh lý
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email