Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh chắc chắn là công đoạn nhiều bỡ ngỡ nhất đối với những ai lần đầu làm bố làm mẹ. Các bác sĩ cảnh báo những dấu hiệu dưới đây cha mẹ hết sức lưu tâm.
Dưới đây là những dấu hiệu ở rốn cảnh báo trẻ sơ sinh đang mắc phải căn bệnh vô cùng nguy hiểm, cha mẹ cần lưu tâm để phòng tránh trường hợp đáng tiếc.
1. Rốn trẻ sơ sinh có mủ
Rất dễ dàng nhận ra: Chân rốn sưng tấy, rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi, ẩm ướt, chảy mủ. Đây là những trường hợp viêm rốn có mủ nhẹ, mẹ có thể nặn hết mủ, dùng oxy già rửa rốn, lau khô, rắc bột kháng sinh, sau đó băng lại cho trẻ. Thế nhưng, nếu trẻ xuất hiện những biểu hiện nặng hơn như sốt cao, bỏ bú, mệt mỏi..., mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Viêm mạch máu rốn
Với trẻ sơ sinh mới chào đời, các mạch máu rốn gồm 2 động mạch, 1 tĩnh mạch sẽ xẹp và xơ hóa. Thế nhưng, nếu không được vệ sinh đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập vào mạch máu rốn, gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Nếu trẻ xuất hiện những hiện tượng như: rốn bị sưng phù, tấy đỏ, vuốt thành bụng theo chiều từ xương mu lên rốn sẽ có mủ chảy ra, rất có thể trẻ đã bị viêm động mạch rốn. Nếu vuốt từ mỏm ức xuống thấy mủ chảy ra, nguy cơ cao trẻ đã bị viêm tĩnh mạch rốn, vi khuẩn sẽ tấn công sang các khu vực bên cạnh như gan, mật, dẫn đến nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.
|
Nếu không vệ sinh cẩn thận rốn trẻ sơ sinh sẽ để lại hậu quả rất khó lường |
3. Uốn ván rốn
Trẻ bị uốn ván rốn sẽ bị sốt, bỏ bú, cứng hàm, co cứng toàn thân. Nếu gặp ánh sáng hoặc âm thanh sẽ xuất hiện co giật rất nghiêm trọng. Nếu không chữa trị kịp thời, trẻ có thể bị co thắt dẫn đến khó thở, thậm chí là tử vong.
4. U hạt rốn
Trẻ sơ sinh sớm rụng rốn, không sưng đỏ, nhưng nếu vẫn thấy vùng chân rốn có dịch vàng, có nguy cơ trẻ đã bị u hạt rốn. Tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và chữa trị kịp thời.
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn như thế nào?
|
Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh ba mẹ cần chú ý vệ sinh thật cẩn thận |
- Chuẩn bị vật liệu cần thiết: dung dịch sát trùng (alcohol 70 độ hoặc Povidone Iodine 2 - 3%), bông gòn hoặc que bông vô trùng, gạc vô trùng, kềm vô trùng, chén chun vô trùng.
- Các bước thực hiện chăm sóc rốn trẻ sơ sinh:
+ Rửa tay sạch sẽ.
+ Dùng 1 tay cầm gạc vô trùng để nâng dây rốn lên.
+ Dùng que bông vô trùng và tẩm dung dịch sát trùng, chấm sạch các vị trí xung quanh vùng chân rốn, chỗ kẹp rốn và mặt cắt cuống rốn, rồi vệ sinh, khử trùng từ chân rốn sang vùng da xung quanh rốn trẻ.
|
Ba mẹ chú ý dùng gạc vô trùng và đeo găng tay cẩn thận trước khi vệ sinh rốn cho trẻ |
Trong vòng từ 7 đến 10 ngày sau khi sinh, rốn của trẻ sơ sinh thường bắt đầu rụng. 15 ngày sau, cuống rốn phải liền hoàn toàn. Phụ huynh nên vệ sinh khu vực này cho đến khi rốn khô, cuống rốn rụng.
- Mỗi ngày vệ sinh rốn khoảng từ 1 - 2 lần, hoặc sau khi rốn trẻ bị nhiễm bẩn.
- Quấn tã, mặc quần cho trẻ nên để hở rốn ra ngoài để lưu thông không khí.
- Mẹ hạn chế đụng, sờ cuống rốn và vùng xung quanh vùng rốn.
Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là điều mà bố mẹ nào cũng ái ngại nhất và lo sợ con bị đau. Nhưng nếu không được chăm sóc và vệ sinh cẩn thận thì sẽ để lại những hậu quả khó lường trước được, ba mẹ lưu tâm cho con ngay từ hôm nay nhé.
|