Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
STI là gì? Thai phụ bị mắc bệnh này ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Ngày cập nhật:  03/06/2020 08:41:30
STI là gì? Đây là bệnh hay biến chứng thai kỳ? Nếu mẹ chưa biết từ này nghĩa là gì thì bài viết này rất thích hợp cho chị em.


 STI là gì?

Nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục STI được gây ra bởi các vi sinh vật như vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng. Và đôi khi cũng được gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs).

Đây là những bệnh nhiễm trùng lây qua tiếp xúc giữa bộ phận sinh dục, dịch tiết của bộ phận sinh dục của người bị bệnh với niêm mạc (mắt mũi, miệng, hậu môn) với phần da tổn thương của người lành thông qua hoạt động tình dục.

Nhiều bệnh STI cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc da kề da (ví dụ như trong màn dạo đầu), qua tiếp xúc máu với máu và bằng cách dùng chung kim tiêm và các thiết bị khác để sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch.

Đặc biệt, những nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục STI cũng có thể được truyền từ phụ nữ mang thai sang em bé trong bụng và sinh nở.

Các loại bệnh STI phổ biến

Có nhiều loại STI khác nhau, nhưng phổ biến nhất là:
•    Chlamydia (một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn)
•    Bệnh lậu (nhiễm trùng do vi khuẩn); thường xảy ra chung với Chlamydia
•    Giang mai (do vi khuẩn gây ra và vào cơ thể thông qua vết tổn thương trên da hoặc qua tiếp xúc với chỗ đau của người bị mắc giang mai.)
•    Mụn rộp sinh dục (do virus Herpes simplex gây ra)
•    Viêm gan B
•    HIV (nhiễm virus)
•    Trichomonas (do một loại ký sinh trùng gây nên)


Ngoài ra còn có các bệnh nhiễm trùng khác, mặc dù không được phân loại nghiêm ngặt là STI, nhưng đôi khi có liên quan đến hoạt động tình dục, chẳng hạn như:

•    Viêm gan A (nhiễm virus)
•    Bệnh tưa miệng (nhiễm nấm)
•    Viêm âm đạo do vi khuẩn (mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo)
•    Rận mu

Triệu chứng của STI

Nhiều trường hợp cho thấy rằng các bệnh STIs phổ biến thường không có triệu chứng rõ rệt nào. Đôi khi người bệnh sẽ không biết về sự hiện diện của bệnh và khiến chúng ta chủ quan trước khi các biến chứng xuất hiện hay đối tác phát hiện bệnh.

Một số triệu chứng của bệnh STI như:

•    Vết loét hoặc vết sưng trên bộ phận sinh dục, miệng hoặc khu vực trực tràng
•    Đau rát khi đi tiểu
•    Dịch tiết bất thường từ dương vật hoặc âm đạo
•    Chảy máu âm đạo bất thường
•    Cảm thấy đau khi quan hệ tình dục
•    Đau bụng dưới
•    Ngứa hay phát ban trên cơ thể, tay hoặc chân


Nếu chẳng may bạn có một hoặc nhiều trong số các triệu chứng này thì điều đó không nhất thiết có nghĩa là bạn đã bị nhiễm STI. Nhưng sẽ là điều sáng suốt và an toàn đi thăm khám với bác sĩ chuyên môn ngay lập tức.

Thai phụ mắc STI ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng như thế nào?

STI có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ, cũng như thai nhi nếu đang mang thai. Nếu đang mang thai, hoặc đang lên kế hoạch có em bé, chị em và đối tác nên xét nghiệm STI ngay cả khi đã được xét nghiệm trước đó.

Phụ nữ trong thai kỳ có thể mắc STI giống như phụ nữ không mang thai. Nếu mẹ bị nhiễm STI khi mang thai, mẹ và em bé có thể gặp một vài vấn đề nghiêm trọng. Do đó, nếu mẹ nghi ngờ hay lo lắng, hãy kiểm tra và thảo luận với bác sĩ. Nếu chẳng may mẹ mắc STI, việc điều trị sớm có thể giúp giảm các rủi ro. Và ngay cả khi STI có thể được chữa khỏi, mẹ vẫn sẽ được tư vấn thực hiện vài điều để bảo vệ mẹ và em bé.

Ảnh hưởng của STI đến em bé

STI có thể gây ra rủi ro sức khỏe đáng kể cho thai nhi, có thể kể đến như:

•    Truyền bệnh từ mẹ sang con như HIV
•    Khả năng sinh non hay sảy thai cao
•    Cân nặng của bé khi sinh thấp
•    Dị tật bẩm sinh
•    Tử vong
•    Bé có khả năng bị nhiễm trùng mắt, viêm phổi nếu mẹ bị bệnh lậu hay Chlamydia


Vì những rủi ro cho con yêu kể trên, nếu bạn hay chồng/đối tác phát hiện hay nghi ngờ có nhiễm STI, hãy nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán và điều trị. Chăm sóc y tế thường xuyên trong thai kỳ của bạn và thảo luận về bất kỳ mối lo ngại nào về STI với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bất kỳ vấn đề nào do STI gây ra trong thai kỳ.

Mẹo để tránh nhiễm STI

Chắc hẳn đến gần phần cuối của bài, chị em đã hiểu STI là gì và tác hại của nó ra sao. Vì thế, làm thế nào để ngăn ngừa và phòng tránh vẫn luôn là vấn đề quan trọng hơn cả.

•    Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục như sử dụng bao cao su, đập nha khoa, …
•    Không quan hệ với nhiều bạn tình. Quan hệ 1:1 và cả hai nên được kiểm tra sức khoẻ sinh sản định kỳ.
•    Tiêm vaccine ngừa bệnh sùi mào gà, các loại virus và viêm gan
•    Không uống thuốc hoặc uống rượu quá mức để tránh không dẫn đến những hành vi không hay


Mẹ đã biết STI là gì qua bài viết này. Câu nói “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” từ ông bà ta luôn đúng trong mọi trường hợp. Vì sức khoẻ của chính mình và con yêu, mẹ và ba hãy có một lối sống lành mạnh. Nó cũng góp phần xây dựng hạnh phúc cho tổ ấm.


theasianparent.com
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Virus Zika gây nguy hiểm như thế nào khi truyền từ mẹ sang con?
Tiền sản giật nguy hiểm thế nào và mẹ bầu cần làm gì để phòng tránh?
Thủ tục khám trước khi sinh bé ở bệnh viện cho mẹ lần đầu mang thai
Sử dụng giác hút khi sinh - Những rủi ro mẹ bầu có thể gặp phải!
Dấu hiệu đòi ăn của bé sơ sinh
3 giai đoạn biểu hiện chứng tỏ bé đang bị suy dinh dưỡng
Những điều cần lưu ý đối với sản phụ sau sinh
CHUẨN NĂNG LỰC CƠ BẢN CỦA HỘ SINH VIỆT NAM PHẦN 1
Ngày Nữ hộ sinh quốc tế 5/5: Tôn vinh những anh hùng thầm lặng
HỒI SỨC TIM PHỔI SƠ SINH
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email