Sinh con là những trải nghiệm riêng biệt đối với mỗi người. Một số mẹ bầu may mắn vượt cạn nhanh chóng nhưng một số khác lại gặp phải trở ngại khi sinh, ví dụ như thời gian chuyển dạ kéo dài lâu hơn bình thường.
Cùng tìm hiểu về tình trạng chuyển dạ kéo dài trong bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân gây ra tình trạng chuyển dạ kéo dài
Chuyển dạ tắc nghẽn
Trong trường hợp xương chậu của thai phụ quá nhỏ hoặc âm đạo giãn nở không đủ để em bé chào đời thì có thể sẽ xuất hiện tình trạng thời gian chuyển dạ lâu hơn. Bên cạnh đó, khung chậu có hình dạng bất thường hoặc âm đạo có khối u cũng có thể là nguyên nhân khiến cho thời gian chuyển dạ của mẹ lâu hơn bình thường.
Thai nhi
Đôi khi, thai nhi trong bụng mẹ vẫn tiếp tục quá trình phát triển ngay cả khi đã qua ngày dự sinh. Nếu như em bé có kích thước to hay vòng đầu quá lớn thì con sẽ gặp khó khăn trong việc đi qua khung xương chậu đồng thời kéo dài thời gian sinh nở của người mẹ.
Cơn gò yếu gây chuyển dạ kéo dài
Cơn gò của mẹ bầu quá yếu cũng là một lý do phổ biến của tình trạng thời gian chuyển dạ kéo dài. Những cơn gò yếu sẽ không đủ mạnh để gây đau hoặc đẩy em bé ra ngoài.
Biểu hiện của chuyển dạ kéo dài
Dưới đây là một số dấu hiệu của vấn đề này:
- Thời gian chuyển dạ lâu hơn 18 giờ: Đây có thể là biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất của tình trạng thời gian chuyển dạ kéo dài
- Sản phụ kiệt sức: Sự mệt mỏi và kiệt sức của người sản phụ cũng sẽ ảnh hưởng và khiến quá trình chuyển dạ lâu hơn so với bình thường
- Ketone huyết: Quá trình tích lũy ketone bất thường của cơ thể sẽ làm cho biến chứng mất nước và thiếu carbohydrate cũng xuất hiện.
Những yếu tố khiến nguy cơ chuyển dạ kéo dài tăng cao
Phụ nữ mang thai mắc chứng béo phì
Trong trường hợp mẹ bầu gặp phải các triệu chứng đái tháo đường thai kỳ hoặc cao huyết áp khi mang thai kèm theo béo phì thì sẽ dẫn theo kích thước của thai nhi sẽ lớn hơn so với mức trung bình. Bên cạnh đó, việc có các vấn đề sức khỏe cũng sẽ khiến cho thể chất của mẹ bầu suy yếu. Mẹ bầu thừa cân quá mức thì lượng mỡ có xung quanh khu vực âm đạo còn có khả năng khiến cho quá trình chuyển dạ gặp vấn đề.
Phụ nữ mang thai quá gầy
Nếu như bà bầu bị thiếu dinh dưỡng dẫn đến tình trạng quá gầy cũng là một yếu tố khiến cho thời gian chuyển dạ lâu hơn bình thường, làm gia tăng các biến chứng sức khỏe. Bởi vậy mẹ bầu chú ý chăm sóc cơ thể cũng như đảm bảo chế độ dinh dưỡng hoa học và hợp lý là điều rất quan trọng.
Khối lượng cơ bắp giảm
Thiếu vận động là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khối lượng cơ bắp của phụ nữ mang thai bị giảm. Sinh nở là một quá trình rất vất vả đối với cơ thể và cũng cần sử dụng rất nhiều năng lượng. Đây quá trình đòi hỏi chức năng của cơ bắp hoạt động hiệu quả thì quá trình chuyển dạ mới có thể tiến triển thuận lợi. Bởi vậy, một khi khối lượng cơ bắp của mẹ bầu suy giảm thì rất có khả năng thời chuyển dạ tăng lên là rất lớn
Tuổi tác của bà bầu ảnh hưởng tới quá tình chuyển dạ
Độ tuổi lý tưởng nhất để sinh nở đối với phụ nữ chính là từ 20 – 30 tuổi. Nếu như mang thai trước hoặc sau quãng thời gian này, cơ thể của mẹ bầu sẽ không được chuẩn bị đầy đủ.
Những mẹ sinh con lần đầu tiên ở độ tuổi trên 40 cần phải nếu không có một sức khỏe tốt thì khả năng gặp phải các biến chứng về sức khỏe như tiểu đường thai kỳ là rất lớn.
|