Cách dạy con gái tuổi dậy thì tưởng dễ nhưng đòi hỏi sự khéo léo của cha mẹ. Đây là lứa tuổi đang đứng giữa ranh giới trẻ con và người lớn, có những đặc điểm khá phức tạp về tâm lý và sinh lý. Cha mẹ cần kết hợp giữa sự nghiêm khắc và mềm mỏng để tránh làm con tổn thương. Cách dạy con gái tuổi dậy thì cần chú ý những điểm gì? Làm sao con bạn cảm thấy thoải mái nhất? Hãy tham khảo bài viết sau đây.
Dạy con yêu bản thân mình
Cách dạy con gái tuổi dậy thì cần nhấn mạnh vào sự phát triển tâm lý của con. Cha mẹ cần phân biệt rõ cho con về sự tự tin, khiêm tốn và yêu thương chính mình.
Bạn nên tập cho con gái mình cảm thấy tự tin với ngoại hình của con và giúp cô bé cảm thấy hạnh phúc, hài lòng với những gì mà bản thân có. Rèn luyện cho bé tấm lòng vị tha, sự bao dung, đồng cảm, chia sẻ và thấu hiểu. Và đừng quên mình sẽ là tấm gương cho con của mình nhé.
|
Hãy dạy con biết yêu quý lấy bản thân mình
|
Giúp con tự tin về bản thân
Sự tự tin sẽ theo con đến cả cuộc đời nên cần được nuôi dưỡng từ nhỏ. Bạn hãy dạy cô bé tự tin về tri thức, về ngoại hình và cả tâm hồn. Mẹ có thể giúp con trau dồi tri thức bằng việc tặng con những quyển sách. Có thể làm cho con gây bất ngờ với việc đăng kí cho con học lớp năng khiếu vẽ, hội họa, đàn, hát, múa…
Mạnh dạn thể hiện cảm xúc của mình
Cha mẹ thường bối rối tìm cách dạy con gái tuổi dậy thì vì bé hay che giấu cảm xúc. Phái nữ bao giờ cũng có những cảm xúc riêng. Một số biết sử dụng nó nhưng một số lại bị nó chế ngự đến mất hết lý trí. Cha mẹ nên dạy con cách tự hình thành những cảm xúc của mình với việc phát triển từ vựng như buồn, vui, lo lắng, sợ hãi, tức giận,…
Đừng ngại khi con bạn thể hiện chúng qua nét mặt, thái độ, cử chỉ. Đây là cách bạn dễ dàng nắm bắt cảm xúc của con nhất. Khi con gái thể hiện cảm xúc với bạn, hãy động viên, an ủi và đừng tạo thêm áp lực lên cô bé.
Không làm hại cơ thể mình
|
Cơ thể mình là quý giá, không vì bất cứ lý do gì làm hại cơ thể mình
|
Sự phát triển của truyền thông và mạng xã hội khiến con bạn dễ tiếp cận với những thông tin không được sạch sẽ. Nhiều thông tin còn mang tính kích dục cao hay bạo lực. Tính tò mò và tâm sinh lý thay đổi dễ khiến con bạn buông thả bản thân hơn.
Một cách giúp con giải phóng năng lượng và cân bằng sinh lý là vận động và tập luyện thể thao. Cha mẹ hãy dạy con bảo vệ cơ thể. Cơ thể là của cải của riêng con. Mọi sự tổn hại khi con không muốn hãy phản kháng bằng mọi cách. Hãy dạy con lắng nghe những thay đổi trong cơ thể. Hãy khuyến khích con báo ngay cho bạn khi chúng cần sự giúp đỡ.
Cho con biết về sự thay đổi của cơ thể bước vào độ tuổi dậy thì
Cách dạy con gái tuổi dậy thì lúc này đòi hỏi bạn thể hiện sự hiểu biết về sinh lý. Có nhiều đứa trẻ đã rơi vào tình trạng khủng hoảng khi bước vào độ tuổi này. Khi cơ thể thay đổi bất thường sẽ khiến các cô bé lo sợ, bối rối. Cha mẹ hãy ở bên và truyền đạt cho con những thông tin về sinh lý học.
Con sẽ xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên, ngực phát triển và một số bộ phận cũng có sự phát triển theo. Nếu không thật sự khéo léo trong các tình huống này thì việc hiểu biết của con về chính bản thân mình sẽ rất khó.
Mẹ nên dạy con vệ sinh cá nhân
Mẹ nên hướng dẫn con vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng kín. Khi bắt đầu có kinh nguyệt, vấn đề viêm nhiễm dễ xảy ra nếu không vệ sinh đúng cách. Ban đầu, con bạn sẽ bỡ ngỡ và không biết xử lý ra sao. Chỉ có mẹ là người gần gũi và có thể giúp con gỡ rối lúc này. Ngoài ra, mẹ cũng nên dạy con các cách phòng tránh thai để đề phòng những trường hợp ngoài ý muốn.
|
Dạy cho con biết vệ sinh cá nhân là điều quan trọng
|
Dạy con luôn trung thực trong lời nói
Cách dạy con gái tuổi dậy thì cần sự kết hợp với khả năng ứng xử. Tất cả chúng ta đều muốn trẻ nói với chúng ta sự thật. Sự trung thực chính là sợi dây bền nhất trong tất cả các mối quan hệ. Trẻ cần thực sự trung thực với bản thân. Khi đó trẻ mới có thể đối mặt được với những vướng mắc trong các quan hệ xã hội, gia đình.
Đến tuổi dậy thì, bé gái thường sống khép kín, nhạy cảm và ít thổ lộ hơn. Vậy nên, hãy cùng dành thời gian tìm hiểu và cho con những lời khuyên đúng lúc. Hãy luôn dành thời gian cho con bạn. Cha mẹ có thể cùng bé đọc sách, nghe nhạc, tâm sự cùng con và hãy làm tấm gương để bé noi theo.
|