Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, dấu hiệu và các biến chứng
Ngày cập nhật:  15/04/2020 16:31:20
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm hay gặp ở trẻ dưới 15 tuổi. Nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện để điều trị cho bé thì có thể để lại những biến chứng nặng nề. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Thị Thanh - Bệnh viện Nhi đồng II (Thành phố Hồ Chí Minh).



Vì viêm não Nhật Bản là một bệnh tương đối nguy hiểm nên cha mẹ thường rất hay lo lắng mỗi khi bước vào mùa dịch. Trang bị kiến thức về căn bệnh này sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc sức khỏe cho con mình được tốt hơn.

Tại sao gọi là viêm não Nhật Bản?

- Bệnh được gọi là viêm não Nhật Bản vì được phát hiện đầu tiên tại Nhật Bản với các biểu hiện như viêm não, viêm màng não tủy và có tỷ lệ tử vong cao.

- Các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh là một loài virus và đặt tên là virus viêm não Nhật Bản.
- Virus được lây truyền qua loài muỗi Culex tritaeniorhynchus. Vật chủ và tổ chức chính của virus viêm não Nhật Bản là loài lợn và chim.

Dấu hiệu bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em

- Nhức đầu
- Sốt cao 39-40 độ C
- Rối loạn tri giác: trẻ có thể ngủ li bì, đờ đẫn, hôn mê.
- Co giật toàn thân
- Nôn mửa
- Cổ gượng
- Liệt chi
- Có thể bị suy hô hấp: khó thở, mặt tím tái…

Viêm não Nhật Bản được lây truyền qua loài muỗi Culex tritaeniorhynchus.


 
Nguyên nhân viêm não Nhật Bản

Do một loài virus thuộc nhóm flavivirus gây ra, có thể ảnh hưởng đến cả người và động vật.

Virus gây bệnh được truyền từ động vật sang người thông qua vết muỗi đốt. Loài động vật mang mầm bệnh viêm não Nhật Bản thường là lợn và chim hoang dã.

Thời gian ủ bệnh viêm não Nhật Bản

Thời gian ủ bệnh khoảng từ 5 - 15 ngày, trung bình là 1 tuần. Không có biểu hiện triệu chứng.
Thời kỳ khởi phát: Bệnh khởi phát rất đột ngột bằng sốt cao 39-40°C hoặc hơn, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt

Xét nghiệm viêm não Nhật Bản

Việc thực hiện các xét nghiệm là một trong những tiêu chí quan trọng để chẩn đoán viêm não Nhật Bản. Một vài các xét nghiệm cần thực hiện như sau:

- Xét nghiệm dịch não tủy trong 2-3 ngày đầu của bệnh.
- Phản ứng huyết thanh
- Phản ứng kết hợp bổ thể
- Phản ứng ngưng kết hồng cầu
- Phản ứng trung hòa
- Xét nghiệm ELISA
- Chẩn đoán hình ảnh: các khe cuống não rộng hơn, hệ thống não thất hơi xẹp xuống.

Biến chứng viêm não Nhật Bản


Mặc dù được điều trị nhưng bệnh viêm não Nhật Bản có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:
- Viêm phế quản, viêm phổi, viêm phế quản phổi.
- Viêm đường tiết niệu
- Loét các điểm tỳ đè
- Viêm tắc tĩnh mạch
- Một vài di chứng thần kinh và tâm thần khác như: bại hoặc liệt tay chân, rối loạn phát âm, giật động kinh, parkinson, rối loạn tâm thần, giảm khả năng nghe….

Phòng tránh viêm não Nhật Bản

Vì đây là căn bệnh tương đối nguy hiểm nên cha mẹ cần chủ động có các biện pháp phòng ngừa cho trẻ:

1. Tiêm phòng cho trẻ

Hiện nay, vắc xin viêm não Nhật Bản của Việt Nam là Jevax. Đây là vắc xin được chỉ định để phòng viêm não Nhật Bản cho mọi đối tượng và cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Lịch tiêm như sau:

- Mũi 1: Là liều đầu tiên khi tiêm.
- Mũi 2: Sau mũi 1 khoảng 2 tuần.
- Mũi 3: Sau mũi 1 là 1 năm.
- Tiêm nhắc lại sau 3 năm để duy trì miễn dịch.

Tiêm phòng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh bệnh viêm não Nhật Bản.


2. Ngăn chặn các loại côn trùng

Vì muỗi có thể làm lây truyền bệnh nên phụ huynh phải áp dụng các biện pháp ví dụ như:

- Mặc quần áo dài tay cho trẻ.
- Đảm bảo các cửa chính và cửa sổ được đóng kín để muỗi không chui được vào nhà.
- Đậy kín tất cả các thực phẩm, đồ uống, xử lý rác.
- Khi bé ngủ phải mắc màn.
- Khi sử dụng thuốc chống côn trùng cho trẻ em thì phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ và nhà sản xuất.


eva.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bật mí những thực phẩm mẹ vừa sinh xong nên ăn để phục hồi sau cơn vượt cạn
5 dấu hiệu cảnh báo trẻ dễ mắc rối loạn tự kỷ: Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý
Bí quyết vừa làm việc vừa chăm con hiệu quả trong mùa bùng phát dịch Corona
7 cách hạ sốt cho bé bị viêm họng tại nhà mẹ cần thuộc lòng
Đổ mồ hôi sau sinh
Tại sao trẻ sơ sinh hay dụi mắt và làm cách nào để ngăn trẻ làm điều đó?
10 hành động của bố mẹ, tưởng đơn giản nhưng thực chất đang làm tổn thương con
Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh hiệu quả bố mẹ cần biết
Sinh mổ bao lâu thì đặt vòng được? Ưu và nhược điểm của vòng tránh thai
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email