Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Bí quyết vừa làm việc vừa chăm con hiệu quả trong mùa bùng phát dịch Corona
Ngày cập nhật:  20/03/2020 08:30:00
Dịch bệnh COVID-19 bùng phát đã khiến hàng trăm nghìn ông bố, bà mẹ khắp thế giới phải vừa làm việc vừa chăm con. Hãy học cách Giám đốc Brie Reynold, tác giả Julie Kratz, và doanh nhân Patrice Cameau làm việc tại nhà hiệu quả khi có con nhỏ bên cạnh.
 
Tạo lịch trình sinh hoạt cho bé 



Là mẹ của một đứa trẻ 12 tuổi, 2 tuổi và 1 tuổi, Cameau nói rằng việc đặt ra một lịch trình nghiêm ngặt giống với ngày đi học bình thường rất hữu ích với cô. Đứa con 12 tuổi có thể tự làm bài tập về nhà. Nhưng 2 đứa bé hơn thì cần nhiều sự chú ý của mẹ. Mỗi sáng, cô gọi con dậy, ăn sáng, mặc quần áo cho chúng.
Cô sẽ cố gắng hoàn thành phần lớn công việc của mình trong thời gian con ăn trưa, ngủ trưa và thời gian con được dùng đồ công nghệ. Cameau nói: "Thành thật thì có những ngày tôi không đặt lịch cho con sau khi đi học về. Đây là lần đầu tiên. Vì tôi không biết chúng ta sẽ còn ở trong tình trạng này bao lâu".
 
Giao tiếp, nhiều hơn mức bạn nghĩ là cần thiết 

Reynold đã làm việc từ xa trong một thập kỷ. Cô nói rằng giao tiếp là điều đầu tiên bạn cần nghĩ đến mọi lúc. Bạn cần mình bạch về việc bạn đang bị rối loạn với những nhu cầu của con. Do đó đồng nghiệp của bạn sẽ không cần bất ngờ.

Ví dụ bạn đang họp trực tuyến, thỉnh thoảng bạn có thể nói: "Có thể sẽ có một đứa trẻ bước vào phòng tôi. Tôi sẽ xử lý rồi quay lại ngay".

Trong tình huống bình thường bạn sẽ không muốn nói thế. Nhưng trong trường hợp phải ở nhà làm không mong muốn, thông báo chuyện ngoài lề là điều cần thiết.

Bạn cũng có thể tạo một danh sách thông tin liên hệ khẩn cấp. Đồng nghiệp và cấp trên sẽ biết cần liên lạc với bạn như thế nào nếu cần những cuộc họp đột xuất.

Đặt ranh giới cho con 

Reynolds cũng chia sẻ rằng việc đặt ranh giới cho con khi làm việc từ xa là điều cần ưu tiên, đặc biệt là với trẻ đã đi học. Hiện tại bạn có thể cho trẻ xem TV và chơi game nhiều hơn để trẻ ngoan ngoãn hợp tác. Tuy nhiên những lúc cần, hãy giải thích với trẻ rằng sự tự do ấy không được chấp nhận.
Ngoài ra, bạn cũng nên nói với trẻ khi nào thì bạn cần "không bị làm phiền". Cô nói: "Tôi đã nhờ đứa con 6 tuổi của mình cắt dán kí hiệu "dừng" và "mời vào" cho phòng làm việc của tôi. Cậu bé biết rằng khi nhìn thấy bảng "dừng" thì không nên vào phòng trừ chuyện khẩn cấp. Còn bảng xanh "mời vào" cho thấy bé có thể vào phòng mẹ".


 
Nghỉ ngơi 

Bạn có thể cảm thấy áp lực phải làm việc quá mức khi ở nhà. Vì bạn muốn đồng nghiệp thấy bạn thực sự làm việc. Tuy nhiên Reynold cho rằng điều quan trọng là bạn phải dành thời gian để nghỉ ngơi.

Nghỉ ngơi rất quan trọng khi làm việc tại nhà. Cô ấy gợi ý rằng sau mỗi giờ làm việc tập trung, bạn hãy dành ít nhất 10 phút nghỉ ngơi để ăn một bữa ăn nhẹ, đi bộ hoặc chơi với con. Bạn cũng có thể tập một bài tập yoga ngắn, tắm nước nóng hoặc nghe podcast yêu thích.

Khi dành thời gian nạp lại năng lượng, bạn cũng cần thông báo với sếp rằng: "Tôi sẽ rời đi khoảng 30 phút vào lúc 1 giờ chiều". Nói ra khi bạn cần nghỉ ngơi hay cần giúp đỡ là điều rất quan trọng. Cũng không có hại gì khi bạn giúp đỡ một người đồng nghiệp cần được nghỉ ngơi vào lúc khác.


 
Đổi ca với vợ/chồng 

Nếu bạn và chồng đều cần làm việc ở nhà, bạn có thể đổi ca với chồng để làm việc dễ dàng hơn. Reynolds chia sẻ: "Tôi phải dậy làm việc sớm. Chồng tôi sẽ dậy với con và làm bữa sáng, hay những thứ tương tự". Sau bữa sáng, cô ấy và chồng sẽ thay ca trong cả ngày. Cả hai người sẽ có những khoảng thời gian không bị gián đoạn để làm việc.

Nếu không thể đổi ca với chồng, ví dụ như chồng Cameau không thể làm việc từ xa, cô chia sẻ rằng tuân theo lịch trình nghiêm ngặt và lên kế hoạch kĩ càng sẽ giúp ngày làm việc năng suất hơn. "Một điều tôi làm ngay khi thức dậy là dọn dẹp đồ chơi. Như vậy phòng khách không còn là khu vui chơi. Với tôi, dọn dẹp không gian ấy xong, tôi sẽ không phải dọn đồ chơi khi hoàn thành công việc vào lúc con ngủ trưa nữa".

Các bà mẹ đang sáng tạo ra rất nhiều cách để vừa làm việc vừa chăm con hiệu quả. Còn bạn, bạn đang làm gì để có thể làm việc năng suất trong mùa dịch bệnh này.

 
Theo cnbc
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
7 cách hạ sốt cho bé bị viêm họng tại nhà mẹ cần thuộc lòng
Đổ mồ hôi sau sinh
Tại sao trẻ sơ sinh hay dụi mắt và làm cách nào để ngăn trẻ làm điều đó?
10 hành động của bố mẹ, tưởng đơn giản nhưng thực chất đang làm tổn thương con
Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh hiệu quả bố mẹ cần biết
Sinh mổ bao lâu thì đặt vòng được? Ưu và nhược điểm của vòng tránh thai
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn?
Dấu hiệu mọc răng lệch ở trẻ em và cách khắc phục
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh là gì và có nguy hiểm không?
5 bí mật nho nhỏ có thể mẹ chưa biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh năm đầu đời
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email