Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Sự trở lại của kinh nguyệt sau sinh
Ngày cập nhật:  02/04/2011 11:23:06
Cơ thể phụ nữ sau khi sinh con sẽ có ít nhiều thay đổi, trong đó “kỳ nguyệt san” sau sinh luôn được chị em đặc biệt chú ý bởi nó liên quan rất chặt chẽ với việc kế hoạch hóa gia đình.


Việc bắt đầu của vòng kinh sau khi sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó thành phần hormone và thời gian cho con bú đóng vai trò quan trọng.

Thông thường

Ở những người phụ nữ không cho con bú, khoảng 40% phụ nữ lần có kinh đầu tiên xảy ra vào 6 tuần sau sinh, và phần lớn phụ nữ có kinh lại từ 24 tuần sau sinh.
Những người cho con bú sẽ có vòng kinh muộn hơn do chất prolactin có trong sữa mẹ làm chậm chu kỳ kinh. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 so với bình thường, chỉ có 15% phụ nữ có kinh trở lại sau 6 tuần.
Rất nhiều phụ nữ nghĩ rằng máu ra sau khi sinh là máu kinh, tuy nhiên đây là chất lưu còn lại trong tử cung thoát ra ngoài, thời gian ra máu tuỳ thuộc cơ thể mỗi người, có kể kéo dài nhất là từ 1 - 2 tháng vì thế bạn nên dùng băng vệ sinh và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vùng kín.
Nhiều chị em cho rằng sẽ không có sự rụng trứng cho đến khi có kinh lại, tuy nhiên cơ thể sẽ bắt đầu sự rụng trứng trong vài tuần sau khi sinh vì thế biện pháp tránh thai trong thời gian này rất quan trọng
.
Sự thất thường

Thời gian mà kinh nguyệt sẽ trở lại với các phụ nữ sau khi sinh em bé khá thất thường và rất khác nhau. Hầu hết phụ nữ cho con bú thường nghĩ rằng họ sẽ có kinh nguyệt tối thiểu trong 6 tháng sau khi em bé được sinh ra. Nhưng đối với một số phụ nữ, khung thời gian này có thể kéo dài hơn một năm. Những phụ nữ không cho con bú, kinh nguyệt sẽ trở lại sớm hơn nhưng nó vẫn có thể mất một vài tháng. Điều này là hoàn toàn bình thường.
- Sau khi sinh, khi cho con bú, cơ thể người mẹ sẽ có một số những thay đổi nội tiết làm cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên không đều và thậm chí là không có kinh. Những thay đổi nội tiết này bao gồm sự tiết prolactin khi cho con bú làm cho hoạt động của cả hệ thống hạ đồi, tuyến yên và buồng trứng bị thay đổi.
- Ngay cả sau khi kinh nguyệt đã xuất hiện một vài chu kỳ đầu tiên ở bạn thì nó vẫn có thể không đều. Thậm chí những chu kỳ này có thể khác hẳn với các chu kỳ trước khi bạn có con. Những thay đổi của các chu kỳ kinh nguyệt không đều sau khi bạn có em bé này có thể tiếp tục thay đổi vô thời hạn hoặc thậm chí thay đổi vĩnh viễn.
 

Khoảng thời gian mà kinh nguyệt sẽ trở lại sau khi sinh em bé ở mỗi phụ nữ khác nhau, có thể là vài tháng, thậm chí vài năm sau khi sinh (khi nào họ dừng cho con bú thì kinh nguyệt trở lại). (Ảnh minh họa)



- Chỉ có một phần rất nhỏ số các chị em sẽ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hoặc thất thường như những chu kỳ khi chưa có em bé của họ, bất kể họ đang cho con bú. Tuy nhiên không thể biết chắc chắn bạn có rơi vào nhóm những phụ nữ này không bởi vì quá trình này không phải luôn luôn giống nhau ở mỗi phụ nữ sau khi đứa trẻ được sinh ra.
- Nhiều phụ nữ tin rằng họ không thể có thai một lần nữa cho đến khi chu kỳ nguyệt san sau khi sinh em bé của họ bắt đầu đi vào quỹ đạo đều đặn như trước kia. Song điều này là hoàn toàn sai lầm. Bởi vì cho dù chu kỳ nguyệt san không đều, sự rụng trứng vẫn luôn luôn xảy ra và khả năng có thai vẫn có khả năng xảy ra do buồng trứng vẫn còn hoạt động.
Do đó, trong khoảng thời gian này, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn lựa một biện pháp ngừa thai cho an toàn nếu bạn thực sự chưa sẵn sàng cho việc có thai thêm một lần nữa và hy vọng một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn như trước đây có thể xuất hiện trở lại.

Một số điều nên biết về kinh nguyệt sau khi sinh

Khoảng thời gian mà kinh nguyệt sẽ trở lại sau khi sinh em bé ở mỗi phụ nữ khác nhau, có thể là vài tháng, thậm chí vài năm sau khi sinh (khi nào họ dừng cho con bú thì kinh nguyệt trở lại). Và đương nhiên, khi kinh nguyệt xuất hiện trở lại, chu kỳ nguyệt san này có thể khá bất thường hoặc khác biệt hẳn so với chu kỳ trước kia lúc bạn chưa mang bầu. Bởi vì kinh nguyệt có liên quan trực tiếp đến khả năng sinh sản của các chị em nên các bác sĩ chuyên khoa cũng coi đây là một cách tự nhiên ngăn ngừa sự mang thai thường xảy ra rất gần nhau.
- Ở những “kỳ nguyệt san” sau khi sinh, có thể máu kinh sẽ ra nhiều hơn và gây đau bụng nhiều hơn.
- Trong thời gian cho con bú, bạn nên thận trọng với các biện pháp tránh thai và cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để có lựa chọn thích hợp.
- Những phụ nữ không cho con bú có thể lựa chọn nhiều biện pháp tránh thai khác như dùng bao cao su, thuốc tránh thai, tính ngày rụng trứng dựa vào vòng kinh…


 

(Theo mangthai.vn)
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Những củ, quả nên cho bé ăn nhiều
Mẹ nhá cơm, bé có thể lây viêm dạ dày
KIẾN THỨC KHÁI QUÁT VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DÀNH CHO MẸ KHI CHĂM SÓC TRẺ
Trẻ lười ăn do nấm miệng
7 điều khi mới làm mẹ nên biết
Thêm bột ăn dặm vào sữa bình cho bé?
Cho bé bú đúng cách để tránh bệnh lý tuyến vú sau sinh
Bé và nỗi sợ hãi mang tên "tiêm chủng"
Những việc cần làm trước khi cho con bú
2 nguyên nhân khiến da bé xanh
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email