Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Dấu hiệu chửa ngoài dạ con chị em cần nắm rõ để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Ngày cập nhật:  06/01/2020 09:42:52
Chửa ngoài dạ con là hiện tượng mang thai nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi. Nếu chửa ngoài dạ con được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không nguy hiểm đến bà bầu và em bé. Vậy dấu hiệu chửa ngoài dạ con là gì?
 
Chửa ngoài dạ con (hay còn gọi là thai ngoài tử cung) là gì?
 
Chửa ngoài dạ con là tình trạng thai không làm tổ trong buồng tử cung mà lại nằm ở bên ngoài. Các vị trí chửa ngoài dạ con có thể làm tổ bao gồm:
 
Thai nằm ở vòi tử cung. Đây là trường hợp chửa ngoài dạ con hay gặp nhất (chiếm 95%)
Thai nằm ở buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, vòi tử cung.
 
Chửa ngoài dạ con không được buồng tử cung bảo vệ. Túi thai vỡ sẽ khiến chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm tính mạng sản phụ.
 
 
 
Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung là do viêm nhiễm vòi trứng, viêm nhiễm vùng chậu hoặc do dị tật ống dẫn trứng, hẹp ống dẫn trứng. Phụ nữ bị u nang buồng trứng, đã từng nạo phá thai, mắc các bệnh lây qua đường tình dục có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn người bình thường.
 
Dấu hiệu chửa ngoài dạ con là gì?
 
Người chửa ngoài dạ con cũng có những dấu hiệu như những phụ nữ mang thai bình thường như: trễ kinh, đau bụng, buồn nôn, ngực căng tức... Tuy nhiên, trong một vài dấu hiệu lại có những cảnh báo bất thường mà bạn cần lưu ý.
 
Dấu hiệu chửa ngoài dạ con:
 
Chậm kinh
 
Chậm kinh là dấu hiệu bất cứ phụ nữ nào mang thai cũng có. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ mang thai ngoài tử cung thường có kinh nguyệt không đều, có tháng bị sớm, có tháng bị muộn nên rất khó nhận biết dấu hiệu này.
 
Âm đạo ra máu bất thường
 
Nếu phát hiện một chút máu hồng dính ở quần lót mà không phải thời điểm bị kinh nguyệt thì có thể bạn đã có thai. Tuy nhiên, ở người mang thai ngoài tử cung, hiện tượng ra máu này lại kéo dài, máu có màu đỏ thẫm. Chỉ có một số ít trường hợp mang thai ngoài tử cung không có dấu hiệu ra máu bất thường.
 
Nhiều phụ nữ lầm tưởng hiện tượng ra máu này chính là kinh nguyệt, nhất là khi ra máu trùng với thời gian có kinh. Cần phân biệt kỹ về màu sắc của máu, lượng máu chảy, độ loãng và độ đông đặc của máu có khác so với những lần kinh nguyệt trước không.
 
Đau bụng
 
Khi mang thai ngoài tử cung bạn sẽ thấy đau bụng tại vị trí thai làm tổ, đau bụng dưới. Nhiều người còn bị đau bụng mót rặn giống như táo bón. Tình trạng đau bụng kéo dài, đau âm ỉ khó chịu, đôi lúc có thể đau dữ dội kèm chảy máu âm đạo. Mức độ đau bụng sẽ tăng dần theo thời gian do thai ngoài tử cung phát triển.
 
 
 
Trường hợp túi thai vỡ bạn sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội, cơn đau quặn kéo dài liên tục, đau nhức vai, toát mồ hôi, chân tay bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, thậm chí là ngất xỉu. Vì thế, khi thấy các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung bạn cần đến ngay bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra và tiến hành điều trị. Nếu để lâu, thai phát triển to dần, túi thai vỡ sẽ khiến màu tràn ổ bụng, có khả năng gây vô sinh, nguy hiểm tính mạng sản phụ.
 
Chửa ngoài dạ con thử que được không?
 
Que thử thai hoạt động dựa trên nồng độ hormone HCG có trong nước tiểu, không phụ thuộc vào vị trí túi thai làm tổ. Chỉ cần có thai là nước tiểu của phụ nữ đã có chứa hormone này. Do đó, mang thai ngoài tử cung thử que vẫn lên 2 vạch.
 
Tuy nhiên, nồng độ hormone HCG ở phụ nữ mang thai ngoài tử cung sẽ có dấu hiệu giảm dần. Vì thế với trường hợp mang thai ngoài tử cung, khi thử thai sẽ thấy vạch thứ 2 lên mờ.
 
Ngay khi biết mình có thai, phụ nữ cần đi siêu âm để kiểm tra xem thai đã vào tử cung hay chưa. Trường hợp tuần thai chưa đủ để thai vào tử cung, các bác sĩ sẽ hẹn bạn đến kiểm tra sau 1 - 2 tuần nữa. Nếu nghi ngờ thai đã làm tổ ngoài tử cung các bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm đầu dò qua đường âm đạo để xác định vị trí túi thai. Ngoài ra, bạn cũng có thể phát hiện tình trạng thai qua nội soi ổ bụng và đo nồng độ HCG trong máu.
 
Nguy cơ chửa ngoài dạ con và cách đề phòng
 
Các yếu tố nguy cơ chửa ngoài dạ con
 
Tiền căn chửa ngoài dạ con.
Tiền căn phẫu thuật ống dẫn trứng, phẫu thuật vùng bụng chậu trước đó.
Viêm vùng chậu.
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI).
Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ chửa ngoài dạ con của phụ nữ
Hút thuốc lá.
Tuổi trên 35 tuổi.
Vô sinh.
Các biện pháp hỗ trợ sinh sản.
 
Cách điều trị thai ngoài tử cung
 
Thai ngoài tử cung không thể di chuyển hoặc được di chuyển đến tử cung, có các phương pháp cơ bản để điều trị:
 
Thuốc
Phẫu thuật
Theo dõi sự thoái triển tự nhiên của thai ngoài tử cung.
 
Không phải tất cả trường hợp mang thai ngoài tử cung đều phải phẫu thuật. Nếu được phát hiện sớm, khối thai chưa vỡ, kích thước nhỏ bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc giúp khối thai tự tiêu. Nếu thai có kích thước lớn (thường là trên 3cm) sẽ được phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở. Vậy nên, hãy nhớ theo dõi các dấu hiệu chửa ngoài dạ con để phát hiện và điều trị kịp thời nhé.
 
.theasianparent.com
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Chuyên gia giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên uống trà sữa không?
Thai nhi 15 tuần nằm sấp có ảnh hưởng gì không?
4 yếu tố quyết định thai nhi có thông minh hay không, phần lớn phụ thuộc người mẹ
Thai gò nhiều có sao không và 6 kiểu thai gò mẹ nên biết cách phân biệt
Thực phẩm cực độc với mẹ bầu, tránh cho xa kẻo hại cả hai mẹ con
Nguyên nhân và các dấu hiệu thai lưu các mẹ bầu cần biết
Lý do thai nhi cả ngày "ngoan ngoãn" nhưng cứ đêm lại "tung chưởng" quậy mẹ bầu
Bà bầu có nên uống vitamin E để hỗ trợ an thai, giúp phòng tránh tiền sản giật?
Cấp cứu thành công bệnh nhân bị sản giật, nhồi máu não
Thai chết lưu
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email