Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Phù nề ở thai phụ
Ngày cập nhật:  14/08/2011 22:05:42
Vẫn biết rằng phù nề khi mang thai là khá phổ biến nhưng tôi vẫn vô cùng lo lắng. Chẳng biết các mẹ khác khi bầu bí thế nào chứ riêng mình hồi mang thai cu Tý đã phải rất vất vả với chứng bệnh phù nề chân tay.


 

Tập thể dục thường xuyên giúp bà bầu giảm phù nề



Chứng bệnh này không chỉ làm mình gặp khó khăn trong việc đi lại mà còn lo sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Khi mang thai cu Tý những tháng cuối lại đúng vào mùa hè nóng nực khiến bệnh tình của mình càng thêm trầm trọng. Hôm nay, tôi xin chia sẻ một chút kiến thức về vấn đề này mà tôi đã gom nhặt được trong khi mang thai cu Tý. Mong rằng nó sẽ hữu ích với các chị em bầu.

Nguyên nhân khiến chân bị phù nề khi mang thai?

Theo những kiến thức mà tôi đã tìm hiểu được thì nguyên nhân gây chứng phù nề chân tay ở bà bầu là do khi bầu bí, trọng lượng cơ thể của chúng ta tăng lên chóng mặt, có người tăng đến gần 20kg trong vòng 9 tháng. Việc này gây sức ép nặng nề lên đôi chân, khiến bàn chân của các bà bầu bị sưng phù lên.

Nguyên nhân khác nữa là do nội tiết tố trong cơ thể của bà bầu thay đổi, làm thay đổi lượng máu, máu ít dồn về chân hơn nên tay chân nặng nề hơn. Thêm vào đó khi thai quá to, dễ chèn vào tĩnh mạch, gây cản trợ sự lưu thông máu cũng khiến chân tay bị sưng to lên.

Có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi không?

Rất nhiều bạn bè đã hỏi tôi rằng không biết chứng bệnh này có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi hay không (vì tôi đã từng có kinh nghiệm trong việc bầu bí) và đây cũng là những lo lắng của tôi khi mang bầu cu Tý. Theo các bác sĩ, sưng chân, tay và ngay cả cánh tay là vấn đề phổ biến khi bầu bí do đó chúng ta không nên lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, có một số trường hợp sưng phù bạn cần đặc biệt lưu tâm vì nó có thể nguy hiểm khi mang thai. Bạn cần đến ngay bệnh viện để được khám bệnh khi gặp những dấu hiệu sưng phù dưới đây:

- Sưng trên mặt hoặc sưng phù quanh mắt.

- Sưng phù quá nặng ở bàn tay.

- Sưng phù quá mức hoặc quá đột ngột ở bàn chân, bàn tay.

- Sưng phù không đều ở chân này so với chân kia.

- Sưng kết hợp với đau nhức chân tay (đặc biệt là ở bắp chân, bắp đùi)

Làm thế nào để giảm phù nề khi bầu bí?

Khi bị phù nề, việc đầu tiên các chị em nghĩ đến là cách để chữa trị nó. Biết rằng chứng bệnh này không gây hại cho mẹ bầu và thai nhi nhưng những ai đã và đang phải đối phó với nó thì mới hiểu chẳng dễ dàng để chấp nhận nó. Cùng với nhiều triệu chứng như trĩ, đau đầu, đau lưng cộng với bệnh phù nề nữa sẽ khiến chúng ta vô cùng khó chịu. Dưới đây là những phương pháp đơn giản giảm phù nề khi bầu bí tôi đã thực hiện và cũng thấy có hiệu quả, xin chia sẻ với các mẹ bầu:

- Dành thời gian nghỉ ngơi cho đôi chân của bạn bất cứ lúc nào.

- Uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên.

- Nghỉ ngơi và nằm về bên trái của bạn trên giường hoặc trên ghế.

- Duỗi thẳng bàn chân bất cứ khi nào có thể.

- Không đứng thẳng trong một thời gian dài.

- Tập thể dục thường xuyên (đặc biệt là đi bộ và bơi lội).

- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.

- Massage bàn chân thường xuyên.

“Mẹo” che khuyết điểm sưng phù chân

Chắc chắn các bạn cũng như tôi sẽ cảm thấy một chút gì đó ngượng ngùng khi đi làm hoặc đi dạo trên phố với đôi bàn chân ngoại cỡ do sưng phù. Dù biết rằng chắc chắn mọi người sẽ thông cảm với một bà bầu nhưng tôi lại không muốn mình trở lên xấu xí như thế. Nều bạn cũng muốn trở thành một bà bầu quyến rũ, hãy thử những mẹo nhỏ che khuyết điểm này của tôi nhé:

- Tìm dép rộng hơn kích cỡ chân của mình.

- Chọn giày bệt để vừa thoải mái, vừa không để lộ đôi bàn chân phù nề.

- Tránh đi giày cao gót.

- Mặc váy bầu để không bị lộ bắp chân cũng như đôi bàn chân sưng phù.

Sưng phù chân tay sẽ kết thúc khi bạn sinh nở và chỉ biểu hiện rõ rệt ở những tháng cuối thai kỳ, vì vậy bạn đừng nên quá lo lắng. Trong những trường hợp bình thường thì đây còn là dấu hiệu chứng tỏ thai kỳ khỏe mạnh. Bạn nên có một tâm lý lạc quan và chấp nhận hiện tượng này như một điều hiển nhiên khi mang thai, lúc đó bạn sẽ cảm thấy thoải mái để chấp nhận nó hơn.

 

Theo Meyeucon
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Cách dự đoán giới tính của thai nhi trong dân gian
Dễ sẩy thai nếu ngồi máy tính quá 20 giờ mỗi tuần
Khi thai phụ mắc bệnh mề đay
Vỡ tử cung khi mang thai
Cách tự nhiên thúc đẩy việc sinh nở
10 điều phụ nữ nên tránh khi mang bầu
Lưu ý bệnh máu thiếu sắt ở bà bầu
3 lời khuyên cho bà bầu bị cúm
Những điều khi có bầu mới biết
Những điều khi có bầu mới biết
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email