Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Nguyên nhân và cách phát hiện sớm khối u phụ khoa
Ngày cập nhật:  25/09/2024 09:15:21
Khối u phụ khoa ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ sinh sản của chị em. Một số phương pháp dưới đây có thể giúp phát hiện sớm khối u để được điều trị kịp thời.

 

Nguyên nhân viêm phụ khoa

  • Quan hệ tình dục không an toàn.
  • Vệ sinh không sạch sẽ vùng kín.
  • Sinh đẻ quá nhiều, nạo phá thai thường xuyên, nạo phá thai không an toàn.
  • Sử dụng thủ thuật y tế không an toàn.
  • Thường xuyên mặc trang phục quá chật, đặc biệt là quần lót sẽ khiến cho "vùng kín" thường xuyên bị áp lực, ẩm ướt.
  • Viêm nhiễm phụ khoa kéo dài.
  • Nội tiết tố trong cơ thể bị mất cân bằng do căng thẳng, mang thai, kinh nguyệt không đều cũng sẽ khiến chị em mắc bệnh.
     

 

 

 

Các khối u phụ khoa luôn là ám ảnh với các chị em. Ảnh minh họa

 

 

Các khối u phụ khoa luôn là ám ảnh với các chị em. Ảnh minh họa

 


Cách phát hiện sớm các khối u phụ khoa 
 

  • Chảy máu và đau bụng. Vùng kín bỗng nhiên chảy máu, chảy máu khi quan hệ tình dục, "nguyệt san" ra nhiều bất thường, kinh nguyệt không đều... Nguyên nhân do tử cung hoặc khối u cổ tử cung gây ra. Sự xuất hiện của khối u là khi chúng to dần thành dạng cục trong vùng bụng, có thể sờ thấy chúng.
     
  • Cảm thấy đau. Thông thường khi khối u tương đối lớn, bị vật gì chèn lên mới có cảm giác đau. Đôi khi, cơn đau cũng là do khối u tự "tiếp xúc" mà ra, hoặc khi khối u bị vỡ, xoắn, biến tính... cũng sẽ gây cảm giác đau đớn.
     

    Khi khối u nhỏ, chúng ta rất khó có thể sờ thấy. Đến khi chúng ta có thể sờ thấy nó thì cơ bản khối u đã khá lớn.
     

  • Cách kiểm tra đơn giản là buổi sáng, để bụng đói, sau khi đại tiện, tiểu tiện xong, bạn nằm ngửa trên giường, hơi gấp cong đầu gối để thư giãn vùng bụng, rồi lấy hai tay ấn vùng bụng từ nông đến sâu, sẽ dễ phát hiện ra các khối u hơn. Cũng có một số trường hợp đau vùng bụng vì nhiều lý do không phải do u hay ung thư, nhưng không vì thế mà chủ quan.
     

  • Khí hư bất thường. Khí hư bình thường là dịch tiết màu trắng nhạt hơi dính. Nếu bạn thấy khí hư giống như mủ, khí hư có máu, màu nước gạo, loãng như nước... thì đều là dấu hiệu khí hư không bình thường, cần phải lưu ý. Vì vậy nên quan sát cả về số lượng lẫn chất lượng dịch tiết âm đạo để phát hiện bạn có dấu hiệu mắc các bệnh phụ khoa.
     

 

 

 

Phát hiện sớm khối u để được điều trị kịp thời.

 

 

Phát hiện sớm khối u để được điều trị kịp thời.

 


Cơn đau có tính lặp lại. Khi bạn cảm thấy đau vùng bụng, cơn đau có tính lặp lại, nhất là vào buổi sáng và tối, lúc này bạn cần đến bệnh viện khám để tìm ra nguyên nhân, chữa trị sớm nhất.
 

Các biện pháp phòng ngừa viêm phụ khoa

  • Cần xét nghiệm tế bào cổ tử cung để sớm phát hiện nguy cơ ung thư cổ tử cung.
  • Thực hiện hành vi tình dục an toàn, chung thủy, một vợ một chồng.
  • Dùng các biện pháp tránh thai an toàn để tránh mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Cần có lối sống lành mạnh, khoa học với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Khi bị rối loạn kinh nguyệt cần được chữa trị vì điều này làm ảnh hưởng đến sự cân bằng và điều tiết hormone, từ đó dễ dẫn đến các bệnh phụ khoa khác.
  • Rèn luyện thân thể với những môn thể thao phù hợp sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, nên tập những động tác cơ bản về hông và mông, nhất là những bài tập thể dục nhịp điệu, nếu có điều kiện bạn nên tập yoga, thiền để giảm đau vùng xương chậu và tăng cường sức khỏe của cơ quan sinh sản.
  • Chăm sóc vùng kín hằng ngày với chế độ đặc biệt, nhất là trong những ngày đèn đỏ, ngày rụng trứng.
  • Không nên lạm dụng việc sử dụng các dung dịch vệ sinh, không nên thụt rửa sâu trong âm đạo.
  • Nên chọn những đồ lót thoáng, rộng thấm mồ hôi.
Theo suckhoedoi
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?
Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung thường bị bỏ qua
Tầm soát ung thư cổ tử cung thời điểm nào là tốt nhất?
Tại sao phụ nữ mang thai thường bị nhiễm trùng đường tiết niệu?
Dấu hiệu sảy thai muộn mẹ bầu cần lưu ý
Nguyên nhân gây ra hiện tượng ra xuất huyết tử cung khi mang thai
Làm sao để biết có bị viêm lộ tuyến cổ tử cung?
Tác động của HIV và STI đến khả năng sinh sản
Ra khí hư màu vàng khi mang thai có nguy hiểm?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
  26/10/2024- Viêm ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng bệnh và cách điều trị
  11/10/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  11/10/2024- Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
  03/10/2024- Các biện pháp điều trị tình trạng đa ối
  03/10/2024- Vì sao phụ nữ nên đi khám vùng chậu?
  27/09/2024- Câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư cổ tử cung
  25/09/2024- Nguyên nhân và cách phát hiện sớm khối u phụ khoa
  12/09/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
Xem tất cả
Liên kết email