Khoảng 20% tổng số ca mang thai bị sảy thai và một số ít trường hợp sảy thai xảy ra trong ba tháng giữa của thai kỳ.
Sảy thai muộn là tình trạng sảy thai từ tuần 14 đến tuần 20.
1. Sảy thai muộn là gì?
Hầu hết các trường hợp sảy thai xảy ra trong ba tháng đầu tiên, trước 13 tuần. Các giai đoạn mang thai của phụ nữ được chia làm ba giai đoạn như sau:
Ba tháng thai kỳ đầu tiên: 1 - 13 tuần.
Ba tháng giữa thai kỳ: 14 – 24 tuần.
Ba tháng cuối thai kỳ: tuần 25 trở đi.
Nếu tình trạng sảy thai xảy ra trong khoảng thời gian từ tuần 14 đến tuần 20, bác sĩ có thể gọi đó là "muộn". Khoảng 2 - 3% trường hợp sảy thai xảy ra trong ba tháng giữa của thai kỳ, những trường hợp sảy thai xảy ra sau 20 tuần được gọi là thai chết lưu.
2. Triệu chứng sảy thai muộn
Hầu hết sảy thai xảy ra do sự phát triển của thai nhi không rõ ràng. Có thể không có dấu hiệu của bất kỳ vấn đề nào và tình trạng mất thai chỉ có thể rõ ràng khi siêu âm không cho thấy nhịp tim thai.
Một số phụ nữ mang thai khác có thể có những dấu hiệu thay đổi, bao gồm:
Thai nhi ít chuyển động
Trong ba tháng giữa thai kỳ, thai nhi bắt đầu di chuyển theo cách mà người mẹ có thể cảm nhận được. Nếu chuyển động giảm hoặc dừng lại, nó có thể chỉ ra vấn đề bất thường.
Chảy máu
Chảy máu nhẹ hoặc ra máu lấm tấm là tình trạng khá phổ biến khi mang thai. Tuy nhiên, chảy máu nhiều hơn có thể cho thấy cổ tử cung đang mở mà không có cơn co thắt chuyển dạ. Vấn đề này được gọi là suy cổ tử cung và có thể dẫn đến các vấn đề khi mang thai, sinh non hoặc sảy thai.
Các dấu hiệu khác của tình trạng suy cổ tử cung là cảm giác áp lực vùng chậu, đau lưng mới, chuột rút và thay đổi dịch tiết âm đạo.
Chuột rút
Những cơn chuột rút thường xuyên, tương tự như đau bụng kinh hoặc đau bụng, có thể là dấu hiệu cho thấy quá trình chuyển dạ đang bắt đầu.
Đi qua mô hoặc chất nhầy
Đôi khi, khi sảy thai xảy ra, mô, máu hoặc chất nhầy sẽ chảy ra từ âm đạo.
Cảm thấy kiệt sức hoặc lâng lâng
Mệt mỏi và chóng mặt là tình trạng thường gặp ở bất kỳ giai đoạn thai kỳ nào. Tuy nhiên, hãy đi khám ngay để cho bác sĩ biết khi cảm nhận tình trạng của mình không ổn.
3. Khi nào cần đi khám ngay lập tức?
Sảy thai xảy ra trong khoảng từ tuần 14 đến tuần 20 không nhất thiết phải là trường hợp cấp cứu y tế. Tuy nhiên, hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu xảy ra bất kỳ thay đổi nào với những dấu hiệu trên.
Các dấu hiệu khác cho thấy cần can thiệp y tế bao gồm:
Chảy máu âm đạo rất nặng, chẳng hạn như chảy máu thấm một miếng lớn mỗi giờ trong 1–2 giờ.
Buồn nôn dữ dội.
Đau dữ dội.
Sốt cao.
Dịch tiết âm đạo có mùi khó chịu.
Sau khi mất, thai nhi có thể vẫn còn trong tử cung và điều này gây ra những thay đổi nguy hiểm trong cơ thể. Nó làm tăng nguy cơ chảy máu đáng kể. Vì lý do này, những phụ nữ mang thai, nhất là người từng sảy thai phải liên hệ ngay với bác sĩ.
4. Chẩn đoán sảy thai muộn
Bác sĩ có thể xác định sảy thai muộn khi siêu âm không thấy nhịp tim thai và đề nghị xét nghiệm máu để đo mức độ hormone liên quan đến thai kỳ.
Khi được chẩn đoán sảy thai, mẹ bầu có thể được chỉ định điều trị theo một số phương pháp sau:
Dùng thuốc: Thai phụ có thể được chỉ định dùng misoprostol, một hoạt chất giống prostaglandin, giúp loại bỏ hoàn toàn mô thai và nhau thai ra khỏi tử cung.
Thủ thuật: Nếu thai phụ không thể dùng thuốc, hút nạo là thủ thuật được bác sĩ khuyên làm. Đây cũng là phương pháp điều trị được ưu tiên cho thai phụ chảy máu nhiều, có dấu hiệu nhiễm trùng…
5. Phòng ngừa sảy thai
Để giảm nguy cơ sảy thai, bà bầu nên khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, ít nhất 1 tháng/lần và đi khám ngay nếu có xuất hiện dấu hiệu bất thường. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, bổ sung sắt, canxi và acid folic, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong thời gian mang thai, tuyệt đối không được sử dụng rượu bia và các chất kích thích. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất và tập thể dục hoặc các bài tập yoga nhẹ nhàng để giúp cho tinh thần được thư giãn.