Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định tham dự cuộc họp khởi động dự án SafeMa
Ngày cập nhật:  09/07/2020 15:05:40
Ngày 07 – 09/8/2019, cuộc họp khởi động dự án SafeMa đã được tổ chức tại trường Đại học Y Hà Nội, Việt Nam với 08 thành viên tham gia gồm: Đại học Điều dưỡng Nam Định, Đại học Thái Nguyên, Đại học Y Hà Nội, Đại học Khoa học sức khoẻCampuchia, Đại học Quốc tế Campuchia, Đại học Bắc Đan Mạch, Đại học Quốc gia Kapodistrian Hy Lạp, Viện Nghiên cứu đổi mới và Phát triển Hy Lạp.


Dự án SAFEMA do chương trình Eramus+ tài trợ với sự tham gia của các đối tác đến từ 04 quốc gia: Việt Nam, Campuchia, Đan Mạch và Hy Lạpvới mục tiêu tăng cường nỗ lực để đạt được Mục tiêu số 3 trong chương trình phát triển bền vữngmới (SDGs) đến năm 2030 tại Việt Nam và Campuchia, đó là: “Đảm bảo cuộc sống lành mạnh và tăng cường sức khỏe cho mọi người ở mọi lứa tuổi”. Đến năm 2030, các quốc gia phấn đấu giảm ít nhất hai phần ba tỷ lệ tử vong bà mẹ so với năm 2010; các quốc gia có gánh nặng tử vong bà mẹ cao nhất sẽ cần phải đạt được mức giảm sâu hơn nữa. Đến năm 2030, phấn đấu không có quốc gia nào có tỉ lệ tử vong bà mẹ lớn hơn 140 trên 100.000 ca sinh sống, con số này gấp đôi so với mục tiêu toàn cầu.Phần lớn các trường hợp tử vong mẹ là có thể phòng ngừa được: Khoảng 3/4 trường hợp tử vong mẹ là do xuất huyết sau sinh, rối loạn tăng huyết áp như tiền sản giật /sản giật, nhiễm trùng, phá thai không an toàn và các biến chứng liên quan đến sinh nở khác.Về lý thuyết, tất cả các nguyên nhân chính gây tử vong bà mẹ có thể được điều trị bằng các can thiệp lâm sàng hiệu quả và kịp thời. Tuy nhiên, trên thực tế, ngay cả khi một phụ nữ cố gắng tiếp cận chăm sóc trước khi sinh và sinh con tại một cơ sở y tế với một nhân viên hộ sinh lành nghề, chất lượng chăm sóc kém vẫn có thể đe dọa đến tính mạng bà mẹ.Các bệnh không lây nhiễm cũng đóng một vai trò quan trọng và ngày càng tăng, là một trong các nguyên nhân cơ bản dẫn đến tử vong khi mang thai, sinh nở và thời kỳ hậu sản. Hộ sinh được đào tạo có thể ngăn chặn tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh. Với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các sáng kiến quốc gia, hộ sinh đã trở thành một lĩnh vực phát triển nhanh chóng, trong đó các cơ sở đào tạo trình độ đại học đóng một vai trò quan trọng trong công tác đào tạo người hộ sinh để đảm nhiệm được các chức năng nhiệm vụ theo qui định.



Hoạt động chính của dự án: Hợp tác đổi mới và trao đổi thực hành tốt. dự án sẽ phát triển một khóa đào tạo chuyên nghiệp hộ sinh về ‘Thực hành hộ sinh nâng cao, bao gồm tám học phần có thể được dạy như các khóa học và thực tập ngắn. Điều này sẽ hoàn toàn phù hợp với Tiêu chuẩn Toàn cầu của Hiệp hội hộ sinh quốc tế về Giáo dục Hộ sinh và tập trung vào các mục tiêu học tập cụ thể đáp ứng các khoảng trống trong đào tạo hộ sinh đã được xác định trước đó. Dự án sẽ thúc đẩy các kỹ năng lâm sàng và kỹ năng nghiên cứu và học tập dựa trên trải nghiệm và thực hành. Các khóa học sẽ là cốt lõi của trung tâm SafeMa: mô hình giảng dạy, nghiên cứu và trung tâm học liệu hộ sinh, được thành lập ở mỗi trường đại học đối tác. Các trung tâm cũng sẽ hỗ trợ hộ sinh ở cấp địa phương và khu vực, đặc biệt chú trọng đến các vùng nông thôn hẻo lánh, hợp tác với các bệnh viện và trung tâm y tế, để cải thiện nhận thức của giới trẻ, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản và quyền phụ nữ. Các trung tâm này cũng sẽ được củng cố bằng cách tạo ra mối quan hệ đối tác với các tổ chức quốc gia và quốc tế khác. Các trung tâm sẽ hỗ trợ Cụm nghiên cứu nhằm tạo ra nghiên cứu liên ngành phù hợp cả ở địa phương và trên phạm vi toàn cầu trong một loạt các lĩnh vực liên quan đến hộ sinh. Các cụm nghiên cứu dự kiến sẽ hoạt động như một vườn ươm cho các dự án nghiên cứu và tài trợ lớn hơn. SafeMa sẽ hỗ trợ, hợp tác mạnh mẽ với UN, WHO, ICM, FIGO, IPA và các dự án khác nhằm trao quyền cho nữ hộ sinh và hợp tác với chính quyền địa phương, khu vực và quốc gia, các hiệp hội quốc gia và các bên liên quan quan trọng khác

Ngày 07 – 09/8/2019, cuộc họp khởi động dự án SafeMa đã được tổ chức tại trường Đại học Y Hà Nội, Việt Nam với 08 thành viên tham gia gồm: Đại học Điều dưỡng Nam Định, Đại học Thái Nguyên, Đại học Y Hà Nội, Đại học Khoa học sức khoẻCampuchia, Đại học Quốc tế Campuchia, Đại học Bắc Đan Mạch, Đại học Quốc gia Kapodistrian Hy Lạp, Viện Nghiên cứu đổi mới và Phát triển Hy Lạp.

Cuộc họp diễn ra với 02 nội dung chính bao gồm: giới thiệu các thành viên tham gia dự án và tổng quan về dự án (Chuẩn bị, phát triển chương trình và mô hình Hubs, xây dựng mạng lưới và cộng đồng nghiên cứu, đào tạo và giảng dạy, kế hoạch chất lượng, quản lý và điều phối, tài chính, chế độ báo cáo).


Trường Đại Học Điều Dưỡng Nam Định
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Trẻ có thể ngừng thở, ngừng tim do sặc sữa: Cách sơ cứu cần nhớ
Trẻ sinh non - Liệu pháp âm nhạc hóa ra lại là cách giúp bé sớm xuất viện
Sa tử cung khi mang thai và những điều cần biết để tránh hậu quả đáng tiếc
Vàng da ở trẻ sơ sinh: Cần chú ý dấu hiệu vàng da bệnh lý
STI là gì? Thai phụ bị mắc bệnh này ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Virus Zika gây nguy hiểm như thế nào khi truyền từ mẹ sang con?
Tiền sản giật nguy hiểm thế nào và mẹ bầu cần làm gì để phòng tránh?
Thủ tục khám trước khi sinh bé ở bệnh viện cho mẹ lần đầu mang thai
Sử dụng giác hút khi sinh - Những rủi ro mẹ bầu có thể gặp phải!
Dấu hiệu đòi ăn của bé sơ sinh
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email