Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Virus Zika gây nguy hiểm như thế nào khi truyền từ mẹ sang con?
Ngày cập nhật:  27/05/2020 10:42:13
Khi virus Zika truyền từ mẹ sang con, sẽ gây biến chứng cho trẻ, khiến trẻ bị đầu nhỏ, bại não. Trẻ bị nhiễm virus này sẽ có nguy cơ tử vong sớm.



Bệnh do virus Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính chủ yếu do muỗi Aedes. Ngoài ra bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục, đường máu và từ mẹ sang con.

Năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban bố tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế về virus Zika, sau khi tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hàng đầu về dịch tễ học, y tế công cộng và bệnh truyền nhiễm từ khắp thế giới. Thời điểm đó, virus Zika đã lây lan tới hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, WHO cảnh báo dịch Zika có thể diễn biến tồi tệ, đồng thời khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp chống muỗi và tránh bị muỗi đốt.

Bệnh do virus Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính chủ yếu do muỗi Aedes.



Trao đổi với phóng viên VOV, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, người mắc bệnh do virus Zika gây nên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây sốt, đau cơ, đau mắt, đau đầu và có thể có những biến chứng. Đối với những người bình thường, bệnh không gây nghiêm trọng, có thể tự khỏi trong 6-7 ngày. Tuy nhiên, khi virus Zika truyền từ mẹ sang con, sẽ gây biến chứng cho trẻ, khiến trẻ bị đầu nhỏ, bại não, trí tuệ kém phát triển. Ông Nga cũng cho biết, khi trẻ bị nhiễm virus Zika sẽ có nguy cơ tử vong sớm.

Cũng theo PGS Nguyễn Huy Nga, việc chẩn đoán virus Zika có thể thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp PCR và phân lập virus từ mẫu máu. Chẩn đoán bằng phương pháp huyết thanh học có thể khó khăn do virus có thể có phản ứng chéo với các virus khác thuộc họ flavivirut như virus Dengue...

Virus Zika phát hiện đầu tiên ở khỉ vào năm 1947, tại Uganda, thông qua mạng lưới giám sát bệnh sốt vàng Sylvatic. Đến năm 1959-1960, bệnh được xác định và lan truyền sang người. Năm 2016, bệnh do virus này xuất hiện nhiều trên thế giới, đặc biệt là ở Brazil, đã có hàng nghìn người bị, hàng nghìn trẻ em bị bệnh đầu nhỏ do virus Zika. Tại Việt Nam, cũng xuất hiện trường hợp đầu tiên nhiễm virus này vào năm 2016 và đến nay đã ghi nhận 265 ca mắc, chủ yếu là ở miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam.

Để phòng bệnh do virus Zika, PGS Nguyễn Huy Nga khuyến cáo, cách tốt nhất là giảm sự tiếp xúc giữa muỗi và người. Các hoạt động có thể thực hiện bằng sử dụng thuốc chống côn trùng, mặc quần áo (tốt nhất là sáng màu) che các phần của cơ thể càng nhiều càng tốt.

“Những phụ nữ mang thai cần có biện pháp để tránh muỗi đốt, đặc biệt là không nên đến những vùng có muỗi, vùng có dịch Zika; Bên cạnh đó, người dân cần thường xuyên nằm màn, dùng các loại thuốc để đuổi muỗi, tránh muỗi đốt”- ông Nga khuyến cáo./.



Theo vov.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Tiền sản giật nguy hiểm thế nào và mẹ bầu cần làm gì để phòng tránh?
Thủ tục khám trước khi sinh bé ở bệnh viện cho mẹ lần đầu mang thai
Sử dụng giác hút khi sinh - Những rủi ro mẹ bầu có thể gặp phải!
Dấu hiệu đòi ăn của bé sơ sinh
3 giai đoạn biểu hiện chứng tỏ bé đang bị suy dinh dưỡng
Những điều cần lưu ý đối với sản phụ sau sinh
CHUẨN NĂNG LỰC CƠ BẢN CỦA HỘ SINH VIỆT NAM PHẦN 1
Ngày Nữ hộ sinh quốc tế 5/5: Tôn vinh những anh hùng thầm lặng
HỒI SỨC TIM PHỔI SƠ SINH
XỬ TRÍ TÍCH CỰC GIAI ĐOẠN 3 CHUYỂN DẠ
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email