Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Thủ tục khám trước khi sinh bé ở bệnh viện cho mẹ lần đầu mang thai
Ngày cập nhật:  16/05/2020 09:03:35
Nếu chưa từng sinh nở, chắc chắn nhiều mẹ sẽ nghĩ khi vào viện là chỉ việc… nằm lên giường và rặn! Không đâu, thực tế là có khá nhiều “thủ tục” mà dù muốn hay không, mẹ đều bắt buộc phải làm theo trình tự sau.



Mẹ đang mang thai và đang đếm từng ngày để được gặp con yêu? Hãy tìm hiểu thủ tục khám trước khi sinh để chủ động hơn khi đi sinh bé và không phải hồi hộp quá nhiều!

Thay “đồng phục”

Sau khi làm thủ tục nhập viện, mẹ sẽ được phát giấy vệ sinh, bỉm cho bà bầu, quần lót giấy, dép và một bộ váy dành riêng cho sản phụ để thay. Tùy vào bệnh viện mà màu sắc, kiểu dáng trang phục khác nhau (tuy nhiên điểm chung là tất cả đều rộng thùng thình và thậm chí “cũ rích” khiến mẹ vừa mặc vừa… nhăn).


Ngoài những thứ đó thì mẹ sẽ chẳng được mang theo bất cứ vật dụng gì, điện thoại, giày dép, quần áo vừa thay,… sẽ được bỏ vào túi nilon để người nhà giữ. Tốt nhất, trước khi đi sinh mẹ cũng nên tháo hết nữ trang như dây chuyền, nhẫn, lắc,… để ở nhà cho an toàn và không làm em bé bị thương khi va quệt với chúng.

Vệ sinh vùng kín - thủ tục khám trước khi sinh

Đây cũng là một thủ tục khám trước khi sinh. Mẹ sẽ được làm sạch vùng kín giúp bác sĩ khám trong cũng như đỡ đẻ cho mẹ thuận lợi hơn, tránh cản trở tầm nhìn. (Với các mẹ sinh mổ cũng vẫn phải trải qua thao tác này nhé!)

Xét nghiệm máu


 
Với những mẹ đã xét nghiệm máu trước đó một tháng thì thủ tục này sẽ được bỏ qua. Còn những mẹ làm xét nghiệm máu trước khi sinh lâu hơn một tháng sẽ phải tiến hành lấy máu xét nghiệm HIV để đảm bảo an toàn cho ekip đỡ đẻ, mẹ và em bé.

“Tháo thụt”

Không có gì đáng sợ cả, mẹ sẽ được bơm thuốc vào hậu môn và ngay sau đó phải ra nhà vệ sinh để “xả” hết chất thải giúp ruột sạch sẽ, tránh trường hợp muốn vào toilet khi đang chuyển dạ hay thậm chí nhiều mẹ “rặn” ra cả… phân trên bàn đẻ.

Sau bước này, những mẹ sinh mổ sẽ được chuyển vào phòng mổ luôn; còn những mẹ sinh thường sẽ tiếp tục các thủ tục dưới đây:

Khám trong

Đây là thủ tục khám trước khi sinh khiến nhiều mẹ… ái ngại nhất, đặc biệt là đối với những mẹ sinh lần đầu vì thật khó mà tự nhiên được khi bác sĩ (rất nhiều bác sĩ nam) 5 lần 7 lượt cho tay vào cửa mình để đo độ giãn cổ tử cung. Nhiều mẹ vì sợ hãi nên gồng mình và do đó sẽ bị đau hơn đồng thời gây khó khăn cho bác sĩ; thế nên mẹ hãy hít thở sâu, chậm và cố gắng thoải mái tinh thần, thả lỏng cơ thể nhé, vì những mẹ mở chậm có thể sẽ phải khám cả chục lần, thậm chí hơn đấy!

Đo cử động thai trước khi sinh

Để theo dõi tình hình của em bé, mẹ sẽ được đặt máy và các dụng cụ đo tim thai, cử động thai,… Lúc này hơi khó chịu một chút vì mẹ sẽ phải nằm im khoảng nửa giờ đồng hồ với các thiết bị, dậy nhợ lằng nhằng trên bụng, trong khi những cơn gò đang kéo đến đau đớn. Tuy nhiên mẹ cố gắng một chút nhé, việc này để đảm bảo em bé đang khỏe mạnh và không có vấn đề gì xảy ra.


 
Bấm ối

Với những mẹ mà quá trình đau đẻ kéo dài hơn bình thường thì sẽ được bác sĩ bấm ối để kích thích chuyển dạ nhanh hơn. Đây được xem là thủ tục khám trước khi sinh cần thiết cho quá trình sinh nở của mẹ.

Chuẩn bị rặn đẻ

Khi bác sĩ kiểm tra thấy cổ tử cung mở khoảng 4cm thì mẹ sẽ được chuyển vào phòng sinh. Tùy vào từng bệnh viện hoặc trung tâm sinh sản mà người nhà có được vào cùng hay không. Lúc này, bác sĩ/y tá sẽ hướng dẫn mẹ cách rặn đẻ, lấy hơi sao cho đúng (tuy rằng đến lúc này nhiều mẹ sẽ chẳng nhớ bao nhiêu vì đau). Mẹ cũng sẽ thường xuyên được kiểm tra, khi cổ tử cung mở 10cm là bắt đầu đến thời điểm rặn đẻ. Lúc này, điều duy nhất mẹ cần làm là lắng nghe và làm đúng theo lời bác sĩ, cố gắng chịu đựng cơn đau, không la hét và tập trung hết sức, em bé sẽ sớm ra đời thôi!

Nghỉ ngơi

Khi ca sinh nở thành công, mẹ sẽ được chuyển sang phòng hậu phẫu chừng 4 – 6 tiếng để nghỉ ngơi và theo dõi. Nếu thấy ổn hơn, mẹ có thể cho bé bú càng sớm càng tốt và “da tiếp da” với bé ngay sau sinh để kích thích tuyến sữa hoạt động, cũng như giúp em bé ổn định hơn.


 
Sau 4 – 6 tiếng, mẹ có thể trở về phòng riêng. Những mẹ sinh mổ thì cần nằm viện khoảng 3 – 5 ngày để tiếp tục theo dõi, còn mẹ sinh thường có thể xuất viện ngay trong ngày nếu sức khỏe tốt. Tuy nhiên, sau khi về nhà mẹ cũng cần nghỉ ngơi thật nhiều, ăn uống đúng cách, hạn chế đi lại và vận động nhiều, mạnh để cơ thể mau phục hồi.



Theo bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Sử dụng giác hút khi sinh - Những rủi ro mẹ bầu có thể gặp phải!
Dấu hiệu đòi ăn của bé sơ sinh
3 giai đoạn biểu hiện chứng tỏ bé đang bị suy dinh dưỡng
Những điều cần lưu ý đối với sản phụ sau sinh
CHUẨN NĂNG LỰC CƠ BẢN CỦA HỘ SINH VIỆT NAM PHẦN 1
Ngày Nữ hộ sinh quốc tế 5/5: Tôn vinh những anh hùng thầm lặng
HỒI SỨC TIM PHỔI SƠ SINH
XỬ TRÍ TÍCH CỰC GIAI ĐOẠN 3 CHUYỂN DẠ
Mô hình thành công của một Trung tâm Tư vấn & Dịch vụ Sức khỏe sinh sản - SKSS Vị thành niên/Thanh niên thuộc Hội nữ hộ sinh Việt Nam
Các biện pháp tránh thai hiện đại
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email