Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Điểm mặt những thói quen rất xấu bố mẹ làm có thể gây hại tới thính lực của con
Ngày cập nhật:  24/06/2024 09:01:54
Rất nhiều bà mẹ thường có những thói quen dưới đây khi chăm sóc trẻ, nhưng thực tế đây là những thói quen nguy hiểm, có thể gây hại tới thính lực của con.

 

 
 

Có những em bé chào đời khỏe mạnh, bình thường, nhưng trong quá trính chăm bé, người lớn vô tình gây hại tới cơ thể bé mà không biết. Đặc biệt cha mẹ cần lưu ý những thói quen sau, vì có thể làm hại tới thính lực của bé.

Véo má con

Em bé nào trông cũng rất đáng yêu với đôi mắt đen lay láy, da mềm mịn thơm tho, má phúng phính nhìn là muốn nựng. Chính vì thế, nhiều người không ”cầm lòng” được nên hay véo má bé.

Điểm mặt những thói quen rất xấu bố mẹ làm có thể gây hại tới thính lực của con - ảnh 1

 

Cử chỉ tưởng là yêu thương này thực chất cực kỳ có hại cho bé. Bởi bé sơ sinh vốn rất mỏng manh, các bộ phận chưa phát triển hoàn thiện như người lớn. Khi véo má, véo tai có thể làm tổn thương tai, thậm chí gây thủng màng nhĩ non nớt của bé.

Lấy ráy tai thường xuyên cho bé


Điểm mặt những thói quen rất xấu bố mẹ làm có thể gây hại tới thính lực của con - ảnh 2


Bông tăm dành cho trẻ nhỏ là vật dụng mà bất cứ gia đình nào cũng trữ sẵn trong nhà để ngoáy tai và lấy ráy tai cho bé. Thông thường, cứ khi bé tắm xong là mẹ sẽ ngoáy tai cho con, cho rằng như thế là sạch sẽ, bé thoải mái dễ chịu.

Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, cha mẹ không cần phải lấy ráy tai, vì tai có cơ chế tự làm sạch. Việc ngoáy tai thường xuyên vô tình đưa thêm vi khuẩn, nếu không cẩn thận còn có thể làm thủng màng nhĩ của bé. Chỉ nên dùng tăm bông để vệ sinh vành tai, ống tai ngoài của bé.

Cho bé nằm ngửa bú bình


Điểm mặt những thói quen rất xấu bố mẹ làm có thể gây hại tới thính lực của con - ảnh 3


Nhiều người thường cho bé nằm ngửa bú bình, tuy nhiên cách này rất hại, dễ khiến bé bị sặc, sữa chảy vào khoang tai gây viêm tai giữa.

Tốt nhất, khi cho bé bú bình, mẹ nên bế trên tay, hoặc dùng gối chống sặc, chống nôn trớ cho bé nằm khi bú. Núm ti nên có van chống sặc, lúc cho bé bú cần tập trung cao độ.

Rửa mũi cho bé sai cách


Điểm mặt những thói quen rất xấu bố mẹ làm có thể gây hại tới thính lực của con - ảnh 4


Rửa mũi khi bé bị sổ mũi, viêm đường hô hấp là quan trọng để giúp làm sạch khoang mũi, giảm tiết dịch. Tuy nhiên, rửa mũi sai kỹ thuật có thể làm nước ứ đọng lên khoang tai, gây viêm tai giữa, khiến bé đau nhức khó chịu, bị nặng có thể làm giảm thính lực của trẻ.

Cho con nghe nhạc sai cách trong quá trình mang thai

Điểm mặt những thói quen rất xấu bố mẹ làm có thể gây hại tới thính lực của con - ảnh 5


Cho con nghe nhạc từ trong bụng mẹ là rất tốt cho thai nhi, thai giáo cho con từ sớm giúp bé phát triển vượt trội.

Tuy nhiên, cũng cần phải biết cách nghe nhạc, nếu không sẽ ảnh hưởng đến thích lực của bé. Tuyệt đối không gắn trực tiếp tai nghe vào bụng bầu, mà nên nghe nhạc bằng loa. Âm lượng điều chỉnh phù hợp và nên chọn những bản nhạc nhẹ nhàng.

bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh- Nỗi ám ảnh của các bà mẹ bỉm sữa
Mẹ cho con bú thử que 2 vạch có phải mang thai hay không?
3 điều cần biết về bệnh tim bẩm sinh ở trẻ
Phân biệt vàng da sơ sinh sinh lý và vàng da bệnh lý
Giải đáp thắc mắc về giấc ngủ lý tưởng dành cho trẻ
Tuân thủ được những nguyên tắc này, mẹ thoải mái tắm rửa sau sinh mà vẫn khỏe mạnh
Bí tiểu sau sinh: Làm sao để khắc phục điều này trong thời gian kiêng cữ
Giải đáp thắc mắc trẻ 1 tuổi uống sữa tươi được không?
Những cách giúp mẹ khắc phục khi đau vết mổ sau sinh 1 tháng
Bí quyết giúp mẹ kiểm soát tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh hiệu quả
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  03/09/2024- Tầm soát ung thư cổ tử cung thời điểm nào là tốt nhất?
  03/09/2024- Tại sao phụ nữ mang thai thường bị nhiễm trùng đường tiết niệu?
  03/09/2024- Dấu hiệu sảy thai muộn mẹ bầu cần lưu ý
  27/08/2024- Nguyên nhân gây ra hiện tượng ra xuất huyết tử cung khi mang thai
  26/08/2024- Làm sao để biết có bị viêm lộ tuyến cổ tử cung?
  07/08/2024- Tác động của HIV và STI đến khả năng sinh sản
  07/08/2024- Ra khí hư màu vàng khi mang thai có nguy hiểm?
  05/08/2024- Nhiễm HPV có gây ung thư cổ tử cung?
  29/07/2024- Ưu và nhược điểm của các phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến
  22/07/2024- U hạt rốn sơ sinh: Nguyên nhân và điều trị thế nào cho đúng cách?
Xem tất cả
Liên kết email