Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Điểm danh những nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa và cách phòng ngừa
Ngày cập nhật:  08/06/2021 09:34:21
Tắc tia sữa là nỗi ám ảnh của nhiều người nuôi con bằng sữa mẹ. Sau đây, Bau.vn sẽ chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để các mẹ có thể phòng tránh.

 
 

Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực. Hiện tượng này khiến việc cho con bú trở nên khó khăn, người mẹ sẽ cảm thấy đau nhức.

Nếu không được giải quyết nhanh chóng, tắc tia sữa dẫn đến tình trạng xấu hơn như áp xe, viêm vú, sữa ngừng ra từ đó dẫn đến nhiễm trùng.

Tắc tia sữa là gì?

Sữa mẹ được sản xuất ra từ các nang sữa, theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa nằm ở phía sau quầng vú. Dưới tác dụng động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài.

Tuy nhiên, vì một lí do nào đó lòng ống dẫn bị hẹp lại làm sữa không thể thoát ra ngoài được. Tại các chỗ tắc sẽ hình thành các cục cứng do sữa đông lại.

tac tia sua

Trong khi đó, sữa vẫn liên tục tiết ra, làm cho phần trước ống dẫn bị tắc ngày càng to ra gây chèn ép các ống dẫn khác.

Hiện tượng này thường diễn ra ở mấy ngày đầu sau sinh và thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu không xử lý kịp thời sẽ gây đau đớn và những biến chứng khôn lường.

Nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa

1. Mới sinh con 

Sau khi sinh, nhiều bà mẹ gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Có rất nhiều sữa trong bầu ngực nhưng không thể chảy ra cho con bú được. Sữa bị ứ đọng trong ngực khiến vú bị căng, thậm chí dẫn đến tình trạng mẹ bị sốt.

2. Mẹ bị dư sữa

Hầu hết trong các trường hợp tắc sữa đều là do mẹ còn dư sữa trong bầu ngực do em bé không bú hết hoặc bạn không hút phần sữa thừa ra. Việc này dẫn đến tình trạng sữa bị ứ đọng, gây ra tắc nghẽn.

3. Bé ngậm vú mẹ không đúng cách 

Khi bé ngậm vú mẹ không đúng cách, bé sẽ bú không đủ lượng sữa do mẹ sản xuất ra. Do đó, sữa bị tồn lại trong ngực chính là nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa.

4. Không cho con bú thường xuyên 

Vì một lí do nào đó, bạn không thể cho bé bú thường xuyên hoặc không hút hết sữa ra trong vòng 5 tiếng đến 1 ngày. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tắc sữa.

tac tia sua

Dấu hiệu

Tình trạng tia sữa bị tắc nghẽn có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Bạn có thể chú ý đến một số khu vực của vú có hiện tượng cứng và khó chịu. Ngoài ra, tắc tia sữa còn có triệu chứng như:

Đau, tức ngực nhẹ

Các nốt sần nhỏ nổi trên ngực

Ngực sưng đỏ

Một số khu vực ở ngực có cảm giác ấm nóng bất thường khi chạm vào.

Các biện pháp ngăn ngừa

Cho con bú thường xuyên hoặc bạn có thể chia các cữ để hút sữa ra ngoài, tránh tình trạng tồn đọng sữa trong bầu ngực.

Sử dụng áo ngực rộng rãi, chất liệu thoáng mát.

Uống thật nhiều nước.

Nghỉ ngơi, để tinh thần được thoải mái. Có thể vận động nhẹ bằng 1 bài tập thể dục, ngồi thiền, tập yoga…

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè
Tuyệt đối không được sử dụng tinh dầu cho trẻ dưới 3 tháng tuổi
Thời điểm “vàng” cho bé kết hợp bú mẹ và uống sữa công thức
Các loại rau lợi sữa, phụ hồi sức khỏe nhanh cho phụ nữ sau sinh
Những điều thú vị về trẻ nhỏ có thể sẽ khiến bố mẹ bất ngờ
Hướng dẫn vệ sinh trẻ sơ sinh đúng cách, đơn giản tại nhà
Cách đóng bỉm cho bé đúng dành cho người lần đầu làm mẹ
Dấu hiệu, nguyên nhân trẻ kén ăn và cách khắc phục
Cách cai sữa đúng cho mẹ để tình cảm mẹ con không rạn nứt
Trẻ cần ngủ bao nhiêu lâu là đủ để phát triển tốt?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email