Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Cách đóng bỉm cho bé đúng dành cho người lần đầu làm mẹ
Ngày cập nhật:  21/04/2021 10:26:46
Bỉm là một phát minh rất vĩ đại của nhân loại. Bỉm giúp việc chăm con của mẹ đỡ vất vả hơn rất nhiều. Tuy nhiên khá nhiều mẹ còn băn khoăn về cách đóng bỉm cho bé đúng để không bị tràn, bị hăm. Mời các mẹ tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn.

 

 


Cách đóng bỉm cho bé đúng dành cho người lần đầu làm mẹ

Chuẩn bị đủ các dụng cụ cần thiết bao gồm: một miếng bỉm sạch, khăn mềm, chậu nước ấm và kem bôi chống hăm nếu cần. Đặt bé trên mặt phẳng khi tiến hành đóng bỉm. Nơi đặt có thể là giường hoặc bàn. Lưu ý để các đồ vật không liên quan ra xa tránh tầm với của bé.

Giữ bé bằng một tay hoặc cố định bé lại bằng dây an toàn. Làm như vậy để tránh việc con vùng vẫy làm đổ nước. Một tay cố định bé tay con lại tháo bỉm bẩn vứt đi.

Cách đóng bỉm cho bé đúng không gây tràn, hăm vùng kín - ảnh 1

Đặt bé ở mặt phẳng ngay ngắn rồi mới tiến hành thay bỉm

- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín của bé trước khi thay bỉm. Sử dụng nước ấm và khăn mềm để vệ sinh vùng kín, phần mông cho bé. Lưu ý là lau từ phía trước ra sau hậu môn. Không được làm ngược lại vì dễ gây nhiễm trùng đường tiểu.

 

Có nên đóng bỉm cho bé 24/24 không?

Có nhiều mẹ tận dụng sự tiện lợi của bỉm quá mức. Không ít người đóng bỉm cả ngày cho con để vừa sạch sẽ cho mẹ vừa giúp bé vui chơi thoải mái. Tuy nhiên nếu đóng bỉm 24 tiếng một ngày dễ khiến bé yêu bị hăm tã, viêm da và nhiều bệnh khác.

Làn da của bé còn rất mong manh và nhạy cảm vì thế rất dễ bị viêm. Do đó khoảng 2-3 tiếng mẹ phải thay bỉm cho con một lần để đảm bảo vùng đóng bỉm luôn khô thoáng, các vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi phát triển. Nếu bé đi đại tiện các mẹ cần thay ngay lúc đó. Mỗi ngày nên bỏ bỉm 3,4 tiếng để con được thoải mái. Ban đêm nên đóng bỉm để con có thể ngủ sâu giấc hơn.

Cách đóng bỉm cho bé đúng không gây tràn, hăm vùng kín - ảnh 2

Cách đóng bỉm đúng là cứ mỗi 2,3 tiếng thay một lần và thay sau khi bé đi đại tiện

 

 

Một số quan niệm sai lầm về việc đóng bỉm cho bé

Đóng bỉm khiến hạ bộ bé trai nóng lên gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh đây là quan điểm có cơ sở. Ngược lại khi mặc bỉm, cơ quan sinh dục của bé trai có xu hướng mát hơn những vùng khác của cơ thể. Ngoài ra tinh hoàn cần nhiệt độ thấp để sản xuất tinh trùng. Đối với trẻ nhỏ tinh hoàn chưa sản xuất tinh trùng nên đóng bỉm hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến chức năng sinh sản.

Đóng bỉm nhiều bé lớn lên bị chân đi vòng kiềng. Điều này hoàn toàn là quan niệm sai trái, võ đoán. Một người mắc phải chứng đi chân vòng kiềng là do di truyền từ thế hệ trước. Hoặc nguyên nhân có thể do trẻ bị thiếu vitamin D dẫn đến còi xương. Vì thế khi đi áp lực cơ thể đè lên đôi chân dẫn đến bé đi vòng kiềng. Một nguyên nhân khác có thể do mẹ tập đứng, đi quá sớm. Một số người còn địu con sai cách để hai chân bé thả buông thay vì vuông góc tại gối dẫn đến sau này con mắc chứng đi vòng kiềng.

Khi nào nên bỏ bỉm và bắt đầu xi tè cho bé

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi các mẹ có thể bắt đầu xi tè cho con để giảm thời gian bé phải mặc bỉm. Nếu sớm hơn mốc này hành động xi tè gần như không có tác dụng. Lý do là vì trẻ dưới 6 tháng tuổi sẽ không có khả năng hiểu ý nghĩa tiếng xi tè của mẹ để làm theo. Khi trẻ được 2 tuổi có khả năng kiểm soát vấn đề đi vệ sinh. Lúc này các mẹ có thể bỏ hẳn bỉm cho con.

Một số dấu hiệu chứng tỏ bé có thể không cần dùng bỉm nữa. Thứ nhất là bé biết khi nào mình muốn tè để thông tin cho mẹ hoặc người trông bé biết. Thứ hai bé cảm nhận bỉm của mình đã bẩn và yêu cầu thay thế bằng một chiếc khác. Thứ ba bé dù đang mặc bỉm nhưng lại muốn tìm một nơi kín đáo để đi vệ sinh.

Hy vọng các mẹ đã biết cách đóng bỉm cho bé đúng thông qua bài viết. Bên cạnh việc hiểu đúng về tác dụng của bỉm các bạn cũng phải lưu ý chọn bỉm chính hãng để bảo vệ sức khỏe con yêu. Chúc các bạn có một hành trình làm mẹ hạnh phúc.


Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Dấu hiệu, nguyên nhân trẻ kén ăn và cách khắc phục
Cách cai sữa đúng cho mẹ để tình cảm mẹ con không rạn nứt
Trẻ cần ngủ bao nhiêu lâu là đủ để phát triển tốt?
Trẻ mọc răng bị tiêu chảy có sao không và biện pháp xử lý
Tình trạng trẻ dậy thì sớm tăng gấp 35 lần so với 10 năm trước: Cảnh báo dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai mà bố mẹ Việt dễ bỏ qua
Xuất hiện những dấu hiệu này khi mắc tay chân miệng, cần đến bệnh viện ngay
Có nên sử dụng thuốc long đờm khi trẻ bị ho hay không? Đây là câu trả lời của chuyên gia
Suy dinh dưỡng ở trẻ: Mẹ phải làm sao đây?
“Đánh bay” nỗi lo trẻ em nôn trớ với 3 nguyên tắc vàng các mẹ nên biết
Thực phẩm giàu DHA tốt cho não bộ, tăng chất xám giúp con thông minh
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email