Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Dấu hiệu, nguyên nhân trẻ kén ăn và cách khắc phục
Ngày cập nhật:  21/04/2021 09:29:38
Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ kén ăn luôn là nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ. Để biết được trẻ kén ăn do đâu và cách khắc phục như thế nào?

Trẻ kén ăn là gì?

Trẻ kén ăn là những trẻ không ăn được nhiều loại thức ăn, mà trẻ chỉ ăn được một số thức ăn nhất định. Điều đó làm ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự phát triển của trẻ, khiến trẻ mất hoặc thiếu chất cân bằng dinh dưỡng.

tre ken an

Vậy phải làm thế nào để đảm bảo cho trẻ cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng mà không cần thiết mà phải dỗ dành trẻ khi ăn. Vì vậy mà các bậc cha mẹ cần nên thực sự chú tâm chăm sóc trẻ để đạt được những bữa ăn hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết sớm cho thấy trẻ đang kén ăn

Cùng xem đâu là những dấu hiệu cho thấy rằng trẻ đang kén ăn:

  • Nhìn thấy thức ăn, trẻ lập tức có phản ứng buồn nôn.
  • Trẻ có những hành động chối bỏ đồ ăn.
  • Trẻ không ăn được một số loại đồ ăn như thịt, cá, trứng, sữa hay các loại rau củ quả.
  • Chỉ ăn được một số thức ăn nhất định.
  • Trẻ không ăn được hết khẩu phần.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ kén ăn


tre ken an



Được ăn bữa phụ quá nhiều

Nếu trước các bữa chính, cha mẹ đã cho trẻ ăn bữa phụ quá nhiều thức ăn hấp dẫn, trẻ sẽ không còn hứng thú với bữa ăn chính nữa. Cha mẹ cần điều chỉnh thời gian và khẩu phần ăn nhẹ cho trẻ để phù hợp với bữa ăn chính.

Nhạy cảm với thức ăn

Có thể đây là một vấn đề do gen di truyền. Trẻ gặp khó khăn trong việc thích nghi với những thức ăn mới, có nhiều trẻ cảm thấy rất khó chịu với mùi của thức ăn. Cách khắc phục duy nhất là cha mẹ có thể lặp lại nhiều lần món cũ để trẻ kịp thích nghi trước khi chuyển sang một món mới.

Tâm lý sợ hãi khiến trẻ kén ăn

Trường hợp trẻ cảm thấy sợ hãi khi phải tiếp xúc với hương vị của món ăn mới, lạ. Chỉ cần tốn chút thời gian cho trẻ làm quen với những món mới này thì trẻ sẽ đón nhận ngay thôi. Cũng có thể trẻ đã từng sợ hãi trước khi được đem đến món mới này, cha mẹ cần khéo léo trong chuyện xử lý giai đoạn sợ thức ăn này thì ngay lập tức từ điển chế độ ăn của trẻ sẽ chỉ giới hạn trong những món mà trẻ tin tưởng.

Vấn đề về sức khỏe của trẻ

Nếu chưa biết thì có thể trẻ đang gặp những vấn đề sức khỏe. Có thể do trẻ bị rối loạn chức năng, trào ngược thực quản hay tắc nghẽn trong thực quản khi trẻ bị bệnh nặng.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ kén ăn?




Không tạo áp lực cho trẻ khi ăn uống

Có một số bậc cha mẹ đã vô tình tạo áp lực cho trẻ khi đang ăn uống. Nhưng điều quan trọng hơn cả, cha mẹ cần chú ý tập trung hơn vào việc giải quyết nút thắt vấn đề của trẻ hơn là việc tạo áp lực cho trẻ. Cha mẹ có thể kích thích sự thèm ăn ở trẻ bằng nhiều cách, bổ sung các loại thực phẩm chức năng cho trẻ.

Cần khuyến khích trẻ tự ăn

Các bậc cha mẹ hãy chủ động giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển những kỹ năng vận động và sự tự tin để có thể tự ăn bằng thìa hay muỗng. Tỏ thái độ, khen ngợi hay vui mừng khi trẻ đã có thể tự ăn mà không cần sự giúp đỡ từ cha mẹ. Điều đó sẽ giúp trẻ cảm thấy phấn khích, kích thích sự thèm ăn lên rất nhiều.

Không nên bổ sung các loại vitamin tổng hợp

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng việc bổ sung các loại vitamin tổng hợp trẻ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Nhưng việc lựa chọn vitamin tổng hợp là không phù hợp với một đứa trẻ đang phát triển bình thường. Cha mẹ có thể tận dụng được những loại vitamin sẵn có trong các loại thực phẩm như rau, củ, quả…

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Cách cai sữa đúng cho mẹ để tình cảm mẹ con không rạn nứt
Trẻ cần ngủ bao nhiêu lâu là đủ để phát triển tốt?
Trẻ mọc răng bị tiêu chảy có sao không và biện pháp xử lý
Tình trạng trẻ dậy thì sớm tăng gấp 35 lần so với 10 năm trước: Cảnh báo dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai mà bố mẹ Việt dễ bỏ qua
Xuất hiện những dấu hiệu này khi mắc tay chân miệng, cần đến bệnh viện ngay
Có nên sử dụng thuốc long đờm khi trẻ bị ho hay không? Đây là câu trả lời của chuyên gia
Suy dinh dưỡng ở trẻ: Mẹ phải làm sao đây?
“Đánh bay” nỗi lo trẻ em nôn trớ với 3 nguyên tắc vàng các mẹ nên biết
Thực phẩm giàu DHA tốt cho não bộ, tăng chất xám giúp con thông minh
Không phải thuốc lợi sữa, mẹ hãy áp dụng theo cách tự nhiên này để có nhiều sữa cho con
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email