Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Mẹ bầu mất ngủ khi mang thai có nên uống thuốc ngủ để cải thiện tình hình?
Ngày cập nhật:  10/03/2020 15:20:43
Mất ngủ khi mang thai là vấn đề của không ít mẹ bầu. Nếu trước đây mẹ bầu rất dễ ngủ thì vào thai kỳ, mọi thứ như thay đổi hoàn toàn.

 

Có những đêm mẹ sẽ cảm thấy sao khó ngủ vậy. Cố gắng cách nào vẫn không thể chợp mắt được. Kết quả là có rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng như: ngủ muộn, lăn lộn hết các bên, đổi tư thế ngủ mà vẫn không sao dễ dàng đi vào giấc ngủ. Vậy tại sao lại có những thay đổi này? Liệu mẹ bầu có được phép uống thuốc ngủ khi đang mang thai? Hay có cách nào khác để mẹ bầu dễ ngủ hơn mà không cần dùng đến thuốc?

Vì sao mẹ bầu lại bị mất ngủ?









Sự thay đổi về thể chất và việc thai nhi lớn dần theo từng thai kỳ đều có những ảnh hưởng nhất định đến giấc ngủ của mẹ bầu.
 
Mẹ bầu bị mất ngủ vào tam cá nguyệt thứ nhất

Ở giai đoạn này, lượng hoóc môn Progesterone tăng cao, gây ra nhiều biểu hiện khó chịu cho mẹ bầu như buồn ngủ, số giờ nhiều hơn bình thường. Do ngủ ngày nhiều nên đêm đến các mẹ sẽ khó ngủ hơn. Ngoài ra còn xuất hiện thêm hiện tượng thường xuyên buồn đi tiểu. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu tỉnh giấc vào ban đêm, do đó dẫn đến mất ngủ khi mang thai.

Mất ngủ khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ 2

Bước sang những tháng này, em bé trong bụng mẹ đã bắt đầu có những cái đạp rõ ràng hơn. Đây là niềm hạnh phúc với mẹ bầu khi được cảm nhận con lớn lên, đồng thời kéo theo hiện tượng không mong muốn là mẹ sẽ dễ mất ngủ khi mang thai hơn.



Cũng ở thai kỳ này, hoóc môn Progesterone trong cơ thể mẹ vẫn tăng cao nên cũng khiến mẹ mất ngủ thường xuyên.

Hiện tượng mất ngủ của mẹ bầu vào tam cá nguyệt thứ 3

Giờ đây, kích thước tử cung đã lớn hơn rất nhiều. Bụng mẹ bầu ngày càng to hơn. Các mẹ sẽ luôn cảm giác đầy bụng, đau lưng, người nhức mỏi hoặc đi tiểu nhiều vào ban đêm. Tất cả những điều này đều sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ vào thai kỳ.
 
Mẹ có được uống thuốc ngủ để giảm thiểu tình trạng mất ngủ không?

Thuốc ngủ, thuốc an thần, … đều được xếp vào loại thuốc mà mẹ bầu không nên tự tiện mua về uống. Nếu uống những loại thuốc này thường xuyên và không đúng liều lượng, bé trong bụng mẹ hoàn toàn có thể bị hiện tượng nghiện thuốc. Khi ra đời, trẻ sẽ thở không bình thường, cơ thể hoạt động chậm chạp dẫn đến chậm phát triển.

Thuốc ngủ có thể khiến trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh suy cơ, người lạnh  hoặc ảnh hưởng trực tiếp ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ, thai nhi chậm phát triển.
 
Biện pháp cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang thai

Một số mẹ gặp vấn đề mất ngủ bởi vấn đề về tinh thần hơn là thể chất. Với các mẹ này, việc đầu tiên là cần phải loại bỏ những lo lắng, căng thẳng để không ảnh hưởng tới em bé trong bụng mẹ. Sau đó là với các nguyên nhân do thay đổi về thể chất trong thai kỳ, dẫn đến mất ngủ khi mang thai, mẹ có thể áp dụng một trong các cách sau để cải thiện tình trạng mất ngủ.

Mẹ bầu hãy thử tập thể dục 

Một khi mẹ bầu thường xuyên hoạt động thể chất, lựa chọn hình thức tập thể dục thì cơ thể mẹ sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
 
Một thói quen đi ngủ đúng giờ sẽ giúp mẹ tránh khỏi tình trạng mất ngủ

Khi có bầu, mẹ hãy cố gắng sắp xếp thời gian để có một giấc ngủ ổn định. Việc mẹ bầu đi ngủ vào khoảng thời gian cố định với các hoạt động thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, tắm nước ấm, …. Những điều này sẽ giúp mẹ mau chóng chìm vào giấc ngủ.

Ăn nhẹ trước giờ ngủ khoảng 1-2 tiếng

Đồ ăn nhẹ như một cốc sữa ấm, bánh quy, hoa quả, … giúp cung cấp và ổn định lượng đường trong cơ thể mẹ bầu. Điều này sẽ làm giảm bớt các khó chịu cho mẹ bầu khi về đêm, nhờ đó mà mẹ sẽ ít tỉnh giấc hơn.
Giảm lượng nước uống trước khi ngủ

Với mẹ bầu thường xuyên cảm thấy buồn tiểu vào ban đêm, hãy tránh uống nước sau khi đã kết thúc bữa tối và đổi sang uống thật nhiều nước vào ban ngày.

Cải thiện không gian phòng ngủ

Mẹ hãy đảm bảo phòng ngủ luôn sạch sẽ, thoáng mát, nhiệt độ phòng phù hợp với thời gian ngủ. Hãy đảm bảo rằng giường ngủ chỉ để ngủ chứ không bao gồm các hoạt động khác như làm việc, bày bừa nhiều đồ đạc, …

Dùng gối ôm dành cho mẹ bầu có thể giúp mẹ ngủ ngon hơn. Ngoài ra, mẹ đừng quên lựa chọn tư thế ngủ sao cho phù hợp, nằm nghiêng bên trái là một trong các tư thế rất thích hợp với thai nhi.
 
Giảm số giờ ngủ ban ngày

Mẹ hãy thử xem xét việc mất ngủ khiến mẹ cảm thấy thế nào. Đôi khi, mẹ mất ngủ ban đêm cũng có thể vì mẹ đã ngủ quá nhiều. Với một số mẹ không nhất thiết phải ngủ đủ 8 tiếng mới là đủ.



Do đó, mẹ có thể giảm bớt giờ ngủ hoặc không cần thiết phải ngủ vào ban ngày nếu không cảm thấy quá mệt.

Đừng quá lo lắng về chuyện mất ngủ khi mang thai

Đôi khi, việc lo lắng quá mức sẽ khiến mẹ càng thêm khó ngủ. Nếu chưa thể đi vào giấc ngủ, tốt nhất là mẹ bầu cứ ngồi dậy, làm những việc mà mình cảm thấy thoải mái như nghe nhạc, đọc sách, đan len, … Đến khi nào có cảm giác buồn ngủ thật sự hãy vào ngủ.

 
Theo The Asianparent Thái Lan
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Những dấu hiệu em bé trong bụng đang 'kêu cứu', mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện kịp thời
Nghe tim thai - Phương pháp giúp mẹ biết vị trí của em bé trong bụng
Mang thai ngoài tử cung thử que có biết không? Dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung
4 cách trị cảm cúm cho bà bầu từ gừng tươi cực hiệu quả
Lưu ý cho bà bầu khi lựa chọn nước rửa tay sát khuẩn trong mùa dịch Covid-19
Xoa dịu nỗi lo lắng của mẹ khi thai 38 tuần bụng chưa tụt xuống
Bà bầu sốt bao nhiêu độ thì nguy hiểm ảnh hưởng đến thai nhi?
Những thói quen mặc đồ không tốt cho bà bầu, ảnh hưởng đến cả thai nhi
Những dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu gây nguy hiểm cho thai nhi
Mang thai dùng dầu tràm có sao không? Một số cách trị bệnh thông dụng với dầu tràm
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email