Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Mang thai dùng dầu tràm có sao không? Một số cách trị bệnh thông dụng với dầu tràm
Ngày cập nhật:  20/01/2020 10:57:21
Mang thai dùng dầu tràm có ảnh hưởng gì tới thai nhi hay không là điều nhiều mẹ băn khoăn. Bởi khi mang bầu có rất nhiều thứ bạn cần phải tránh và không được sử dụng. Nguyên nhân do bà bầu khá mỏng và dễ kích ứng. Trong khi đó, trẻ sơ sinh ở giai đoạn đầu vẫn còn yếu và dễ bị tác động từ những sản phẩm mẹ dùng.

 
Một số thông tin thú vị về dầu tràm

Dầu tràm hay còn được gọi là tinh dầu tràm chiết xuất từ cây tràm gió. Người ta thường dùng dầu tràm để phòng ngừa cảm lạnh, trị ho và kháng khuẩn cực kỳ hữu hiệu. Hương thơm của dầu tràm khá dễ chịu vì vậy nó còn có công dụng giải tỏa căng thẳng, stress.


Tinh dầu tràm giúp trị cảm lạnh, sổ mũi hiệu quả
 
Trong dân gian, người xưa thường dùng dầu tràm để trị trúng gió cho sản phụ, trẻ em. Để chiết xuất dầu tràm, người ta sẽ ép và chưng cất lá cây để tạo thành tinh dầu. Thành phần chính của dầu tràm gồm có Eucalyptol chiếm 40-52% và Terpineol chiếm 5-10%. Đặc biệt, tinh chất Eucalyptol giúp long đờm và ức chế virus gây cúm.

Mang thai dùng dầu tràm có sao không?

Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai dùng dầu tràm không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Mẹ có thể xông tinh dầu tràm hay pha loãng tinh dầu cùng với dầu dừa, dầu hạnh nhân. Hỗn hợp này thường dùng để làm dầu massage khi cơ thể cảm thấy nhức mỏi.

Thay vì sử dụng các loại thuốc kháng sinh thì tinh dầu tràm là một sự lựa chọn thông minh. Phụ nữ mang thai có thể dùng tinh dầu tràm trong phòng và điều trị những bệnh lý về hô hấp như: viêm phế quản, sổ mũi, ho, viêm họng,…

Ngoài ra, dầu tràm còn được sử dụng theo cách bôi trực tiếp lên da. Đối với những mẹ có làn da nhạy cảm thì không nên bôi quá nhiều để tránh bị kích ứng.

Những cách phụ nữ mang thai dùng dầu tràm phổ biến

Khi mang thai, cơ thể của mẹ thường bị giảm sút về mặt miễn dịch. Một phần dinh dưỡng hấp thụ được chuyển đi để nuôi dưỡng thai nhi bên trong. Do vậy, khi thời tiết thay đổi đột ngột, chị em thường hay bị trúng gió, cảm lạnh. Dưới đây là một số cách dùng tinh dầu tràm để phòng tránh cảm lạnh phổ biến:

Dùng tinh dầu tràm để xông

Khi mẹ bầu bị nghẹt mũi khó thở, có thể dùng tinh dầu tràm đổ cùng nước ấm để tắm hay xông mũi. Lưu ý lúc làm các việc này, các chị em nhớ làm trong phòng kín gió để tăng hiệu quả.

Thoa tinh dầu vào gan bàn chân để cắt cơn ho

Tình dầu tràm được dùng theo cách thoa vào gan bàn chân để cắt cơn ho. Mẹ nên kết hợp cùng với việc massage nhẹ nhàng nhằm gia tăng khả năng thẩm thấu. Ngoài ra, tinh dầu tràm còn có công dụng ngăn ngừa tình trạng chuột rút của bà bầu vào ban đêm.


Mẹ bỉm có thể dùng dầu tràm để trị ho cho trẻ nhỏ

Dùng tinh dầu tràm để trị mụn

Ít ai biết rằng, tinh dầu tràm còn có công dụng để trị mụn. Bạn hãy dùng một miếng vải mềm nhúng trực tiếp với tinh dầu. Sau đó thoa nhẹ nhàng lên đầu mụn 2 lần mỗi ngày trước khi đi ngủ và vào buổi sáng sau khi thức dậy. Cứ kiên trì làm như vậy trong vòng 2 tuần, những vết mụn đáng ghét sẽ nhanh chóng bị đánh bay. Đồng thời, trả lại vẻ mịn màng trắng sáng cho làn da.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng tinh dầu tràm hòa với nước để rửa mặt hàng ngày.

Một số vấn đề phụ nữ mang thai dùng dầu tràm cần lưu ý

– Để bảo quản tinh dầu tràm, bạn nên để tại nơi khô ráo, thoáng mát. Đặc biệt lưu ý tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

– Chỉ dùng một lượng tinh dầu nhỏ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Bạn nên bảo quản tinh dầu tràm ở nơi khô ráo, thoáng mát.
 
– Không nên bôi trực tiếp tinh dầu lên các vết thương hở hay các vùng nhạy cảm như: mũi, tai, mắt,…

– Để tinh dầu tránh xa tầm tay trẻ em. Tuyệt đối không để cho trẻ em vô tình uống phải. Nếu không may gặp phải tình huống trên, cần nhanh chóng đi khám bác sĩ.

– Khi thấy trên da xuất hiện tượng mẩn đỏ hoặc tinh dầu có mùi lạ thì cần phải ngưng sử dụng ngay.

Chắc hẳn, qua bài viết trên đây những băn khoăn về việc mang thai dùng dầu tràm có sao không của chị em đã phần nào được giải tỏa. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn nhé!
 

 

.theasianparent.com
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Phụ nữ khi mang thai có kinh nguyệt không: Câu trả lời bất ngờ không phải chị em nào cũng biết
Bổ sung iot khi mang thai thế nào để thai nhi phát triển trí não tốt?
Bà bầu uống canxi tốt nhất vào thời điểm này trong ngày
Triệu chứng và cách điều trị cho mẹ bầu bị giảm tiểu cầu trong thai kỳ
Dấu hiệu chửa ngoài dạ con chị em cần nắm rõ để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Chuyên gia giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên uống trà sữa không?
Thai nhi 15 tuần nằm sấp có ảnh hưởng gì không?
4 yếu tố quyết định thai nhi có thông minh hay không, phần lớn phụ thuộc người mẹ
Thai gò nhiều có sao không và 6 kiểu thai gò mẹ nên biết cách phân biệt
Thực phẩm cực độc với mẹ bầu, tránh cho xa kẻo hại cả hai mẹ con
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email