Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Lưu ý cho bà bầu khi lựa chọn nước rửa tay sát khuẩn trong mùa dịch Covid-19
Ngày cập nhật:  17/02/2020 16:13:45
Bà bầu dùng nước rửa tay ra sao cho an toàn là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu trong thời kì dịch bệnh Corona ( Covid-19) đang hoành hành. Hãy luôn nhớ đến “Triclosan”, một thành phần thường có trong một số loại nước rửa tay và xà phòng có thể phá hoại sự lưu thông máu trong tử cung, khiến thai nhi bị thiếu oxy.


Bà bầu dùng nước rửa tay như thế nào cho an toàn?

Phụ nữ mang thai là những người rất cần phải giữ vệ sinh, chăm sóc bản thân cẩn trọng trước tình hình dịch cúm do virus Covid-19 (tên chính thức của chủng virus corona mới) đang diễn ra. Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, tập thể dục đúng cách và đều đặn, ăn uống tốt để tăng cường sức đề kháng và rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn là những khuyến cáo chung dành cho mọi người dân, trong đó có các bà bầu.

Tuy nhiên, các bà bầu cần phải đặc biệt chú ý hơn những biện pháp trên. Bởi ngoài sức khỏe của bản thân, họ còn phải bảo vệ thêm sức khỏe của thai nhi trong bụng.


Bà bầu nên rửa tay thường xuyên hơn trong mùa dịch
 

Một trong những điểm mà phụ nữ mang thai phải quan tâm nhiều hơn người bình thường, đó là dung dịch hoặc xà phòng rửa tay. Lý do là, không phải nước rửa tay nào cũng an toàn cho bà bầu sử dụng.

Các nhà khoa học thuộc Đại học bang Arizona, Hoa Kỳ, cho biết, nhiều loại dung dịch hoặc xà phòng rửa tay trên thị trường có chứa thành phần Triclosan hoặc Triclocarban. Chất Triclosan có thể phá hoại sự lưu thông máu bình thường trong tử cung và khiến cho não của thai nhi bị thiếu oxy.

Trong khi đó, Triclocarban có xu hướng tích lũy và khả năng hấp thụ qua da rất nhanh. Chất này ngấm vào máu, tập trung ở các mô mỡ của người và động vật gây ra các bệnh nguy hiểm, bao gồm rối loạn hormone giới tính, ung thư… Chất này có thể truyền qua nhau thai tới thai nhi, hoặc tiết vào sữa khiến trẻ bú mẹ bị ảnh hưởng.

Nên xem kĩ thành phần của nước rửa tay khi mua
 

Năm 2016, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm FDA Hoa Kỳ đã cấm lưu hành các sản phẩm chứa 2 chất nói trên.

Bởi thế, lời khuyên dành cho các mẹ bầu vào thời điểm dịch cúm do virus Covid-19 là cần đọc kỹ thành phần trước khi quyết định chọn mua dung dịch rửa tay hoặc xà phòng sát khuẩn. Các loại xà phòng thông thường không chứa Triclosan hoặc Triclocarban mới là sản phẩm mà phụ nữ mang thai sử dụng được an toàn.

Rửa tay sát khuẩn như thế nào mới đúng?

Chắc chắn nhiều mẹ vẫn chưa biết rửa tay như thế nào cho an toàn. Dưới đây là những câu hỏi giúp mẹ bầu có cách rửa tay an toàn.

Rửa tay trong bao lâu là đủ?

“Tối thiểu 20 giây.”

Rửa tay như thế nào để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu trong mùa dịch?

“Sau khi tháo khẩu trang, đi chợ về, sau khi bắt tay nhiều lần, sau khi giao dịch – thanh toán, sau khi đi vệ sinh, sau khi cầm nắm các bề mặt công cộng, đặc biệt là trước khi ăn.” (Theo BS Trần Quốc Khánh, BV Hữu nghị Việt Đức)

“Khi rửa tay, tuyệt đối không rửa qua loa mà phải kỳ cọ ít nhất 20 giây dưới vòi nước để dịch tiết bám trên tay được loại bỏ sạch.” (Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ – CDC)

Nếu có thể, tôi nên ưu tiên rửa tay bằng xà phòng với nước hay sử dụng nước rửa tay khô?

“Nếu dùng cồn khô hay cồn nước rửa tay nhiều lần sẽ gây hại cho da tay và đắt tiền. Dung dịch cồn thường chỉ dùng để sát trùng trong bệnh viện và đối với những trường hợp không có điều kiện để rửa tay với xà phòng dưới vòi nước.” theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.


Bà bầu nên dùng xà phòng rửa tay nếu ở nhà
 

Vị trí nào dễ bị bỏ qua khi rửa tay?

“Vi khuẩn thường trú ngụ nhiều ở các kẽ ngón tay. Vậy nên, nếu ta không rửa tay kỹ các ngóc ngách ấy, vi khuẩn, virus vẫn không thể bị loại bỏ. Nếu cẩn thận hơn có thể rửa tay theo kỹ thuật rửa tay ngoại khoa.” (Theo BS Trần Quốc Khánh, BV Hữu nghị Việt Đức)

Tất nhiên, mẹ bầu cũng nên rửa tay liên tục và thường xuyên, nhất là trước khi ăn uống và sau khi cầm, chạm vào các bề mặt vật dụng công cộng, dùng chung.

 

 

Nguồn Afamily
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Xoa dịu nỗi lo lắng của mẹ khi thai 38 tuần bụng chưa tụt xuống
Bà bầu sốt bao nhiêu độ thì nguy hiểm ảnh hưởng đến thai nhi?
Những thói quen mặc đồ không tốt cho bà bầu, ảnh hưởng đến cả thai nhi
Những dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu gây nguy hiểm cho thai nhi
Mang thai dùng dầu tràm có sao không? Một số cách trị bệnh thông dụng với dầu tràm
Phụ nữ khi mang thai có kinh nguyệt không: Câu trả lời bất ngờ không phải chị em nào cũng biết
Bổ sung iot khi mang thai thế nào để thai nhi phát triển trí não tốt?
Bà bầu uống canxi tốt nhất vào thời điểm này trong ngày
Triệu chứng và cách điều trị cho mẹ bầu bị giảm tiểu cầu trong thai kỳ
Dấu hiệu chửa ngoài dạ con chị em cần nắm rõ để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và bé
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email