Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Bổ sung iot khi mang thai thế nào để thai nhi phát triển trí não tốt?
Ngày cập nhật:  14/01/2020 14:48:38
Bổ sung iot khi mang thai là rất cần thiết vì đây có thể xem là nguyên tố vi lượng quan trọng nhất cơ thể mẹ mang thai cần phải bổ sung. Không có iot có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Nếu không bổ sung iot khi mang thai đầy đủ có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhất liên quan đến hệ xương và thần kinh.
 
Vì sao iot quan trọng đối với bà bầu?
 
 
 
Khi mang thai, nhu cầu iot của cơ thể sẽ tăng lên 50% để đáp ứng nhu cầu hóc-môn tuyến giáp của cả mẹ và bé. Thiếu iot có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trí não của bé. Điều này khiến một số trẻ gặp nhiều khó khăn về học hỏi và phát triển nếu không có đủ chất iot.

Iot đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tuyến giáp tổng hợp các hóc-môn cần thiết để điều chỉnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Vì vậy, thiếu iot có thể làm cho quá trình trao đổi chất ở cơ thể mẹ và thai nhi giảm đi, gây ảnh hưởng đến não. Thiếu iot trong những tháng đầu của thai kỳ thậm chí có thể gây sẩy thai, sinh non hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi.

Giáo sư Eastman, bác sĩ khoa nội tiết ở đại học Sydney, Úc và chuyên gia y khoa Thyrod Foundation khuyến cáo rằng: “Nhiều thai phụ hiện nay chỉ cung cấp một nửa nhu cầu về các chất cần thiết cho cơ thể. Điều này có thể gây nên nhiều hậu quả khá nghiêm trọng đối với trí não của thai nhi. Những trường hợp thiếu iot nặng có thể làm giảm chỉ số thông minh (IQ) ở trẻ xuống 10 tới 15 điểm, ảnh hưởng tới khả năng nghe, và dẫn đến nhiều hội chứng bệnh khác nhau”.

Lưu ý về việc bổ sung iot khi mang thai cho mẹ bầu

Điều quan trọng nhất là cần phải kiểm tra lượng iot trong nước tiểu để biết việc bổ sung iot có dư thừa, thiếu hay không để điều chỉnh phù hợp. Hiện nay, việc xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra iot rất tiện lợi và đơn giản, mẹ bầu nên thực hiện kiểm tra định kỳ theo chỉ định của bác sĩ thăm khám trực tiếp.

Thừa iot cũng ảnh hưởng đến tuyến giáp và thần kinh. Người có tiền sử bệnh liên quan đến tuyến giáp, nghi ngờ có bệnh hoặc gia đình có tiền sử bệnh cần thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ khi bổ sung iot.

 

Gợi ý 10 loại thực phẩm giúp bổ sung iot khi mang thai cho mẹ bầu

Trung bình, bà bầu cần thêm từ 100 đến 200ug iot so với khi chưa mang thai. Chế độ ăn uống thông thường không cung cấp đủ lượng iot cần thiết. Mẹ bầu nên bổ sung i-ốt khi mang thai bằng những thực phẩm giàu i-ốt như sau:

Rong biển sấy khô: 7g rong biển cung cấp 4,500mcg iot (tương đương 100% nhu cầu hàng ngày)
Cá tuyết: 85g cá cung cấp 99mcg iot (tương đương 66% nhu cầu hàng ngày)
Nam việt quất: 30g cung cấp 90mcg iot (tương đương 60% nhu cầu hàng ngày)
Sữa chua: 1 chén sữa chua cung cấp 87mcg (58% nhu cầu hàng ngày)
Khoai tây nướng: 1 củ cỡ vừa (khoảng 180g) cung cấp 60mcg (40% nhu cầu hàng ngày)
Ức gà: 85g cung cấp 34mcg (23% nhu cầu hàng ngày)
Đậu trắng: nửa chén đậu cung cấp 32mcg (21% nhu cầu hàng ngày)
Cá ngừ: 85g cung cấp 17mcg (11% nhu cầu hàng ngày)
Dâu tây: 1 chén dâu cung cấp 13mcg (8.6$ nhu cầu hàng ngày)
Trứng: 1 quả trứng lớn cung cấp 12mcg (8% nhu cầu hàng ngày).

Nếu không thể bổ sung iot khi mang thai đủ như trên, mẹ bầu có thể uống thêm viên bổ sung iot để đảm bảo sức khoẻ cho cả mình và thai nhi trong bụng.

Những lưu ý khi bổ sung iot bằng thực phẩm chức năng

Phần lớn bác sĩ đều đồng ý với ý kiến bổ sung iot khi mang thai bằng thực phẩm chức năng là an toàn. Thêm vào đó, nếu chỉ dùng thực phẩm thì không thể hấp thu tối đa lượng iot cần thiết, mẹ bầu nên bổ sùn bằng viên tổng hợp.

Lượng iot phù hợp cho chị em đang chuẩn bị mang thai, đang mang thai hoặc mẹ cho con bú là khoảng 150mcg thực phẩm chức năng để bổ sung nhu cầu iot mỗi ngày.

Trường hợp bạn có vấn đề ở tuyến giáp từ trước, hãy thông báo với bác sĩ để có cách giải quyết phù hợp.

Hầu hết các sản phẩm vitamin cho mẹ bầu hiện nay đều chứa iot. Hoặc chị em bầu bì có thể dùng thực phẩm bổ sung chứa kết hợp iot và folate.

Lưu ý mẹ bầu không nên ăn rong biển hoặc các viên bổ sung iot có nguồn gốc từ loại thực vật này vì chúng có chứa một lượng iốt khác nhau và có thể chứa thủy ngân, gây nguy hiểm cho bé.

 
 

 

Theo theAsianparent
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bà bầu uống canxi tốt nhất vào thời điểm này trong ngày
Triệu chứng và cách điều trị cho mẹ bầu bị giảm tiểu cầu trong thai kỳ
Dấu hiệu chửa ngoài dạ con chị em cần nắm rõ để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Chuyên gia giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên uống trà sữa không?
Thai nhi 15 tuần nằm sấp có ảnh hưởng gì không?
4 yếu tố quyết định thai nhi có thông minh hay không, phần lớn phụ thuộc người mẹ
Thai gò nhiều có sao không và 6 kiểu thai gò mẹ nên biết cách phân biệt
Thực phẩm cực độc với mẹ bầu, tránh cho xa kẻo hại cả hai mẹ con
Nguyên nhân và các dấu hiệu thai lưu các mẹ bầu cần biết
Lý do thai nhi cả ngày "ngoan ngoãn" nhưng cứ đêm lại "tung chưởng" quậy mẹ bầu
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email