Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Thai gò nhiều có sao không và 6 kiểu thai gò mẹ nên biết cách phân biệt
Ngày cập nhật:  25/11/2019 08:56:59
Thai gò là hiện tượng bình thường trong thai kì. Tuy nhiên với những người mới làm mẹ lần đầu thì thường lo lắng thai gò nhiều có sao không? Không ai có thể trả lời chính xác gò thế nào là nhiều. Vì thế mẹ cần biết 6 cơn gò phổ biến khi mang thai để tự quan sát cơ thể mình.

 

Thai gò là gì? Thai gò nhiều có sao không?

Hiện tượng thai gò là bình thường trong quá trình mang thai. Nó xảy ra khi cơ tử cung thắt chặt và uốn cong. Các cơn gò tử cung sẽ giúp mẹ chuyển dạ, đẩy em bé ra ngoài.

Nhưng nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa các kiểu thai gò chuyển dạ và không chuyển dạ. Có đến 6 loại cơn co thắt trong từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn, mỗi kiểu gò sẽ có số cơn khác nhau. Thậm chí đến sau khi sinh mẹ vẫn có thể bị co thắt bụng. 
 


6 loại co thắt tử cung mẹ thường gặp

Braxton Hicks

Đây là cơn gò được đặt tên theo một bác sĩ người Anh. Những cơn co Hraxton Hicks thường là cơn gò “khởi động”. Nó thường xuất hiện từ tam cá nguyệt thứ hai. Thông thường, bạn sẽ cảm thấy tử cung gò cứng và thắt chặt đột ngột. Mất nước hay mất sức có thể khiến mẹ gặp cơn gò này nhiều hơn. Mẹ thường cảm nhận được chúng vào ban đêm, nhất là sau một ngày mệt mỏi.

Co thắt chuyển dạ sớm

Những cơn co thắt này có thể hơi khó chịu. Cảm giác như bị chuột rút nhẹ đến trung bình khi có kinh nguyệt. Thông thường, cơn gò này không liên tục. Chúng có thể cách nhau 7 - 10 phút, thậm chí 20 phút trở lên. Bạn có thể đang ngủ thì cảm thấy cơn gò này. Để xem mẹ đang co thắt chuyển dạ sớm hay co thắt Braxton Hicks, mẹ có thể canh thời gian giữa các cơn gò.

Khi bạn gặp những cơn gò này, nên cố gắng ở nhà càng lâu càng tốt. Có thể nhờ chồng bạn tạo một không gian nghỉ ngơi với ánh sáng nhẹ và nhạc nhẹ nhàng. Nếu không cảm thấy tốt hơn, mẹ có thể làm mình xao nhãng bằng những hoạt động như đi bộ, nấu ăn, xem bộ phim yêu thích. 

Co thắt chuyển dạ tích cực

Khi co thắt chuyển dạ tích cực, các cơn co thắt cách nhau khoảng 4 - 5 phút, kéo dài khoảng 30 giây đến 1 phút. Đây thường là thời điểm bác sĩ khuyên bạn nên đến bệnh viện. Dần dần các cơn co thắt sẽ mạnh hơn, đều đặn và gần nhau hơn. Thông thường bạn sẽ đau ở cả phía trước và phía sau tử cung.

Các cơn co thắt chuyển tiếp

Trong lúc này, cổ tử cung có thể mở tới 8 - 10 cm. Đây thường là lúc khó nhất trong quá trình sinh. Các cơn co thắt chuyển tiếp kéo dài tối đa 2 phút và rất mạnh, có các khoảng nghỉ ngắn ở giữa. Thông thường, mẹ sẽ cảm nhận được cả áp lực lớn trong âm đạo và trực tràng. Trong quá trình này, bạn có thể run, nôn, ớn lạnh và muốn hét lên.
 


Nhiều bà mẹ sẽ không muốn ai đụng vào, cũng không muốn nói chuyện trong lúc đang gò tử cung. Nhưng nếu bạn cần sự hỗ trợ, bạn có thể nhờ chồng khích lệ hoặc tạo áp lực mạnh trên lưng để cảm thấy đỡ đau hơn.

Cơn co thắt đẩy em bé ra

Trong lúc đẩy em bé ra, bạn sẽ có cảm giác muốn rặn cùng với những cơn co thắt (hoặc giữa các cơn co thắt). Đó sẽ là cảm giác như cần đi đại tiện. Thông thường, sẽ không có nhiều khoảng nghỉ giữa những cơn co thắt này. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái và bớt áp lực khi rặn. 
 


Bạn có thể nhờ chồng khích lệ mình hoặc giữ một chân trong lúc bạn rặn. Có thể nói những câu như: “Em đang làm rất tốt”, “Em rất mạnh mẽ”.

Các cơn cơ thắt sau sinh

Các cơn co thắt sau sinh rất cần thiết để đẩy nhau thai ra ngoài. Tử cung cũng sẽ tiếp tục co lại về kích thước trước khi mang thai. Cho con bú cũng kích hoạt các cơn gò tử cung sau sinh. Nếu mẹ đau trong hai đến ba ngày sau sinh thì hoàn toàn bình thường.

Trên đây là 6 cơn gò mẹ thường gặp trong khi mang thai và sau sinh để mẹ tự phán đoán thai gò nhiều có sao không? Nếu chưa gần ngày sinh mà mẹ gặp nhiều cơn gò Braxton Hicks thì đó sẽ là dấu hiệu mẹ cần nghỉ ngơi nhiều hơn.
 
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Thực phẩm cực độc với mẹ bầu, tránh cho xa kẻo hại cả hai mẹ con
Nguyên nhân và các dấu hiệu thai lưu các mẹ bầu cần biết
Lý do thai nhi cả ngày "ngoan ngoãn" nhưng cứ đêm lại "tung chưởng" quậy mẹ bầu
Bà bầu có nên uống vitamin E để hỗ trợ an thai, giúp phòng tránh tiền sản giật?
Cấp cứu thành công bệnh nhân bị sản giật, nhồi máu não
Thai chết lưu
Lợi ích tuyệt vời của tập thể dục với mẹ bầu
Cứu sống sản phụ vỡ tử cung, thai chết lưu, máu chảy ồ ạt
Cứu sản phụ trẻ mang song thai: 1 thai khỏe, 1 thai chết lưu hiếm gặp
Bắt bệnh đau đầu và chóng mặt khi có thai
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email