Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Dấu hiệu có thai sớm nhất sau chuyển phôi
Ngày cập nhật:  15/04/2024 10:00:56
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp điều trị vô sinh được khá nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn sử dụng hiện nay. Trong quá trình để cấy phôi thai vào tử cung, người mẹ mất khá nhiều thời gian và công sức nên thường rất mong đợi kết quả vào thời gian sau khi hoàn thành chuyển phôi. Những chờ mong của mẹ sẽ được đền đáp với những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi.

 

 

Chuyển phôi là gì?

Khi một cặp vợ chồng không may mắn bị vô sinh, hiếm muộn, họ sẽ phải tìm đến một số phương pháp hoặc công nghệ y học tiên tiến để hỗ trợ thụ thai. Một trong những phương pháp y học được nhiều cặp vợ chồng áp dụng hiện nay là thụ tinh trong ống nghiệm. Quá trình này gồm 2 bước: Đầu tiên, thụ tinh trứng của người vợ với tinh trùng của người chồng trong phòng thí nghiệm, sau đó cấy phôi của quá trình này vào trong tử cung của người vợ.
 

Chuyển phôi là bước thứ 2 của quy trình này. Sau khi trứng thụ tinh tạo thành phôi thai được khoảng 48 giờ sẽ được bác sĩ đưa vào tử cung của người mẹ để phôi thai bắt đầu làm tổ. Để tăng khả năng thụ thai thành công, mỗi lần chuyển phôi, bác sĩ sẽ đưa khoảng 2 – 3 phôi thai vào tử cung mẹ. Chuyển phôi thường được tiến hành sau khi người mẹ rụng trứng từ 2 – 3 ngày hoặc đã được tiêm hormone ức chế khả năng rụng trứng tự nhiên. Mục đích là để lớp nội mạc tử cung trở nên dày hơn giúp phôi thai làm tổ dễ dàng hơn.
 

Dấu hiệu có thai sớm nhất sau chuyển phôi - ảnh 1

Chuyển phôi là bước thứ hai của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm


Những biểu hiện có thai sau chuyển phôi
 

Thông thường, sau khi thụ tinh nhân tạo khoảng 14 ngày, các bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ làm xét nghiệm máu đo nồng độ hormone beta hCG để xem phôi có làm tổ thành công hay không. Tuy nhiên, mẹ có thể chú ý ngay những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi dưới đây để cẩn thận hơn khi chăm sóc bản thân.
 

1. Bụng dưới có cảm giác đau nhói, nặng bụng
 

Sau khi chuyển phôi, phôi thai sẽ di chuyển quanh tử cung để tìm chỗ làm tổ. Trong quá trình di chuyển, nó sẽ tiếp tục phân chia các tế bào. Trong một số trường hợp, phôi thai làm tổ trong tử cung sẽ khiến mẹ thấy bụng dưới nặng và đau âm ỉ (đau nhẹ). Đây cũng là một trong những dấu hiệu mang thai sớm điển hình nhất mà các mẹ cần chú ý. Trong khoảng thời gian này, mẹ nên hạn chế đi lại, lên xuống cầu thang hay quan hệ vợ chồng để phôi thai có thể bám chắc vào tử cung.
 

2. Đau ngực
 

Ngực đau và mềm là một trong những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi điển hình nhất. Ngực của mẹ có thể căng và đau, hoặc cảm thấy đau khi chạm vào, những thay đổi này là do sự gia tăng hormone nữ trong quá trình mang thai. Tình trạng này sẽ giảm dần sau một vài tuần, nhưng chúng sẽ trở lại trong giai đoạn nửa sau của thai kỳ khi các tuyến sữa phát triển và gây áp lực lên các dây chằng hỗ trợ.
 

Dấu hiệu có thai sớm nhất sau chuyển phôi - ảnh 2
Đau ngực là một dấu hiệu đã chuyển phôi thành công


3. Mệt mỏi, thân nhiệt tăng, cảm thấy nóng bức
 

Việc gia tăng hormone đột ngột khi mang thai cũng có thể khiến mẹ đau đầu, mệt mỏi trong những tuần đầu tiên. Điều này khiến cho cơ thể liên tục hoạt động nhằm cung cấp dưỡng chất và oxy cho phôi thai phát triển. Sự vận động không ngừng này làm cho người mẹ cảm thấy mệt mỏi. Thông thường, các mẹ sẽ chỉ muốn ngủ hoặc nằm nghỉ suốt buổi chiều. Trước khi chuyển phôi, người mẹ sẽ được tiêm hormone progesterone vào cơ thể để thay cho lượng hormone tiết ra lúc có thai tự nhiên. Lượng hormone này xuất hiện khiến thân nhiệt cơ thể tăng cao hơn so với lúc bình thường. Một vài người mẹ còn cảm thấy nóng trong người. Lúc này, mẹ nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước
 

Dấu hiệu có thai sớm nhất sau chuyển phôi - ảnh 3

Lượng hormone xuất hiện khiến thân nhiệt cơ thể tăng cao hơn so với lúc bình thường


4. Ra huyết trắng hoặc ra máu âm đạo
 

Lượng hormone cao hơn mức bình thường cũng khiến các mẹ gặp rắc rối vì âm đạo lúc nào cũng ẩm ướt, khó chịu trong vài ngày đầu. Sau đó, trong quá trình di chuyển để tìm nơi làm tổ, phôi thai có thể gây ra vài tổn thương cho lớp niêm mạc tử cung làm máu ra ở âm đạo. Mẹ sẽ thấy một vài giọt máu màu nhạt xuất hiện trong khoảng 1 – 2 ngày. Nhiều mẹ sốt ruột với những dấu hiệu này sẽ mua que thử thai về thử. Tuy nhiên, do tác động của lượng hormone tiêm vào cơ thể nên kết quả của que thử thai thường không chính xác.
 

Các bác sĩ khuyên mẹ nên giữ tinh thần thật thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ và quay lại bệnh viện sau khoảng 14 ngày để làm xét nghiệm máu beta HGC.
 

Trong thời gian trước, trong và sau khi chuyển phôi, mẹ cần chăm sóc bản thân thật tốt, tránh bị bệnh. Những vấn đề sức khỏe đơn giản như ho nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình làm tổ và ổn định của phôi thai trong tử cung. Nếu không chắc chắn về những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi, mẹ nên đến bệnh viện để được theo dõi tốt hơn.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Tác dụng của vitamin B12 tới việc thụ thai vợ chồng bạn nên biết
Kinh nguyệt ít: Các chị em cần cẩn trọng với vấn đề sức
5 điều chị em nên biết về rụng trứng để xác định thời điểm thụ thai tốt nhất
Giảm khó chịu bị đau ngực trước ngày 'đèn đỏ'
Thời điểm nào thích hợp nhất để có thai lại sau sảy thai tự nhiên?
10 dấu hiệu rụng trứng tăng cơ hội mang thai
Giải đáp thắc mắc về máu báo thai mà có thể bạn chưa biết?
5 Biểu hiện trứng không được thụ tinh, chị em nên nắm bắt thời gian để chủ động mang thai
5 câu hỏi bạn cần cân nhắc khi lựa chọn biện pháp tránh thai
Nguyên nhân gây rối loạn tình dục ở nữ giới
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  30/12/2024- Hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ, mẹ bầu nên biết
  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
Xem tất cả
Liên kết email