Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
MÃN KINH LÀ GÌ? CÓ PHẢI LÀ BỆNH KHÔNG?
Ngày cập nhật:  01/04/2019 15:46:00
Bước vào những năm 40 tuổi của cuộc đời, người phụ nữ cảm thấy có những thay đổi đang diễn ra ở cuộc sống xung quanh và ngay trong cơ thể họ.

Bước vào những năm 40 tuổi của cuộc đời, người phụ nữ cảm thấy có những thay đổi đang diễn ra ở cuộc sống xung quanh và ngay trong cơ thể họ.

Trong cuộc sống, nhiều chị lo lắng nhiều hơn cho con cái khi các con dần trưởng thành và đang bắt đầu xây dựng cho mình một mái ấm cũng như một sự nghiệp riêng. Nhiều chị lại thấy buồn khi đến tuổi về hưu, khi mình không còn đi làm nữa và mối quan hệ với đồng nghiệp cũng bắt đầu có nhiều thay đổi.Trong cơ thể của chính mình, các chị cảm thấy lo lắng và thắc mắc tại sao kinh nguyệt không còn đều đặn hàng tháng như trước hay thấy khó chịu vì thường bị mất ngủ. Rồi dạo này còn hay quên nữa… Và rồi thỉnh thoảng lại xuất hiện một cảm giác lạ lẫm, các chị cảm thấy nóng bừng mặt cùng với những lần vã mồ hôi khi đang ngủ… Nhiều người đã tự hỏi “ Liệu cơ thể mình mắc bệnh gì”?

Theo Ths. Bs Nguyễn Thị Bích Thủy – trưởng Khoa khám Phụ khoa tự nguyện bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: “câu trả lời rất đơn giản tuổi mãn kinh đã đến. Mãn kinh hoàn toàn không phải là bệnh mà chỉ là một giai đoạn, một sự thay đổi trong cuộc đời người phụ nữ. Càng lớn tuổi, lượng trứng rụng cũng như số lần rụng trứng của người phụ nữ giảm, qua tuổi 40, buồng trứng hoạt động kém dần, không phải tháng nào sự rụng trứng cũng có thể sảy ra và nồng độ nội tiết tố giảm xuống. Nồng độ estrogen và progesterone giảm sút gây ra những rối loạn trong hoạt động cơ thể. Khi đó tuyến yên tăng hoạt động để kích thích sản xuất ra thêm nội tiết tố này. Sự chế tiết nội tiết của tuyến yên tác động lên buồng trứng làm nồng độ nội tiết trở nên biến động. Các triệu trứng do sự thay đổi nội tiết đó xuất hiện và giai đoạn mãn kinh bắt dầu”

Bình thường, mãn kinh có thể bắt đầu từ khoảng 40 – 50 tuổi của cuộc đời người phụ nữ. Đa số phụ nữ trên thế giới đều mãn kinh trong giai đoạn từ 48 – 55 tuổi. Đối với phụ nữ Việt Nam theo các nghiên cứu gần đây độ tuổi mãn kinh trung bình là 48,49 tuổi.

Vậy làm thế nào để biết được mãn kinh? Ths. Bs Nguyễn Thị Bích Thủy cho biết thêm: nếu phụ nữ đang ở trong độ tuổi 40 – 50 tuổi mà các chị cảm thấy mình có các triệu chứng về tâm thần kinh (tính khí thất thường, hay quên, bứt rứt, mất ngủ, khó tập trung) hay triệu chứng về vận mạch (cơn bốc hỏa ở vùng mặt, cổ, vã mồ hôi về đêm, chóng mặt, hồi hộp) hoặc các triệu chứng thể chất như đau nhức xương khớp, khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục, són tiểu… Các chị có thể gặp các biểu hiện trên vài năm trước khi mãn kinh và các biểu hiện đó còn có thể diễn tiến vài năm sau khi các chị đã thực sự mãn kinh. Nếu các dấu hiệu trên gây cho các chị khó khăn và mệt mỏi nhiều hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Tại Khoa khám Phụ khoa tự nguyện bệnh viện Phụ Sản Hà Nội các chị sẽ được đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, thăm khám, tư vấn và cùng đồng hành với các chị em phụ nữ để đưa ra liệu pháp hỗ trợ hiệu quả nhất.

                                                                                                            

Tất cả các liệu pháp sẽ giúp các chị sống khỏe mạnh và vượt qua giai đoạn này dễ dàng hơn. Thuốc sử dụng trong quá trình điều trị có nhiều lợi ích. Tuy nhiên các chị lưu ý cũng như các loại chế phẩm khác, thuốc cũng có những tác dụng không mong muốn nhất định. Việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra nguy hiểm đến sức khỏe của các chị. Do đó việc thăm khám và tư vấn cũng như theo dõi điều trị từ bác sĩ là rất cần thiết để đạt được hiệu quả tối đa

In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bệnh viện tuyến tỉnh phẫu thuật u xơ tử cung bằng cánh tay robot
Ung thư vú ở Việt Nam ngày càng tăng và trẻ hoá: Chuyên gia đầu ngành tiết lộ nguyên nhân
Người phụ nữ mang khối u xơ tử cung "khủng" gần bằng thai 7 tháng tuổi
Để viêm âm đạo do nấm không tái phát
Ung thư vú và 7 điều nên biết
Dùng băng vệ sinh không đúng cách dễ dẫn đến vô sinh
Coi chừng chứng viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ trẻ
Dậy thì sớm dễ bị ung thư vú
Để tuổi mãn kinh vẫn sung
23 điều nên làm khi mang thai
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email