Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Quá trình hình thành giới tính của thai nhi
Ngày cập nhật:  18/06/2011 21:28:11
Thực tế cho thấy, trong mấy tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi nam và thai nhi nữ hoàn toàn giống nhau. Đặc biệt, khoảng 8 tuần đầu ở trong bụng mẹ, tất cả thai nhi đã mang giới tính của mình. Song, thai nhi mang giới tính là nam hay nữ thì đều có ống sinh dục giống nhau mà sau này sẽ tạo thành cơ quan sinh dục nam hoặc nữ. Những cơ quan này khởi đầu là ba ụ mô sinh dục lồi ra giữa hai chân của thai nhi. Sự thay đổi lớn xảy ra vào từ tuần thứ 8 của thai kì.


Sự hình thành bé trai
 
Thai nhi có chứa một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y sẽ sinh ra testosterone thúc đẩy các ụ mô sinh dục phát triển thành cơ quan sinh dục nam. Ụ mô sinh dục ở giữa kéo thành dương vật, còn ụ sinh dục hai bên phát triển hướng xuống, nối liền bên dưới dương vật tạo thành bìu.
 
Các tinh hoàn phát triển bên trong phần dưới bụng, một thời gian ngắn trước hoặc sau khi đứa trẻ chào đời sẽ di chuyển vĩnh viễn xuống bìu
 
Sự hình thành bé gái
 
 


 
Thai nhi có chứa hai nhiễm sắc thể X sẽ phát triển thành giới tính nữ. Do không có testosterone, ụ ô sinh dục ở giữa vẫn nhỏ và hai ụ mô sinh dục hai bên sẽ trở thành môi và âm hộ bao quanh lối vào âm đạo và chúng không bao lại như bìu. Thay vì tinh hoàn được tạo thành ở phần dưới bụng như ở thai nhi nam thì thai nhi nữ sẽ phát triển thành buồng trứng và dĩ nhiên buồng trứng ở vĩnh viễn trong vùng hố chậu của thai nhi.
 
Sự hình thành và phát triển cơ quan sinh dục của thai nhi qua các tuần
 
Tuần 8: Phần chồi để sau này phát triển thành cơ quan sinh dục của bé cũng xuất hiện trong tuần lễ này, mặc dù chưa rõ ràng để có thể xác định là cơ quan sinh dục nam hay cơ quan sinh dục nữ.
 
Tuần 10: Khi những thay đổi bên ngoài diễn ra như sự tách biệt rõ ràng của các ngón tay, các ngón chân và đoạn cuối của sống lưng biến mất thì các thay đổi bên trong cũng đang diễn ra cùng lúc. Nếu thai nhi mang giới tính nam thì tinh hoàn của bé cũng bắt đầu sản xuất ra các hormonsinh dục nam trong tuần này.
 
Tuần 11: Cơ quan sinh dục của bé cũng phát triển nhanh chóng ở tuần này. Lúc đầu, một mẩu nhỏ của cơ hình thành nên cơ quan sinh dục ngoài, cho dù bạn chưa có thể biết được đó là bé trai hay bé gái. Tiếp theo, các mô sẽ phát triển thành dương vật ở bé trai hoặc âm vật và môi âm hộ ở bé gái. Vào cuối tuần này, đã có thể nhìn thấy được cơ quan sinh dục ngoài của bé
 
Tuần 14: Các cơ quan sinh sản cũng phát triển trong giai đoạn này. Ở bé trai, thấy xuất hiện sự phát triển của tuyến tiền liệt. Và ở bé gái, buồng trứng di chuyển từ bụng đến vị trí khung xương chậu. Thêm nữa, thai nhi cũng bắt đầu sản xuất ra các hormon, vì tuyến giáp cũng đã trưởng thành.
 
Tuần 22: Hệ sinh sản vẫn đang tiếp tục phát triển. Ở bé trai, tinh hoàn bắt đầu tụt xuống khỏi bụng; ở bé gái, tử cung và buồng trứng đã được định vị và âm đạo cũng đang phát triển.
 
Tuần 40: Bởi vì có sự hiện diện các hormon của bạn trong cơ thể bé nên bộ phận sinh dục ngoài của bé (bìu dái nếu là bé trai và môi âm hộ nếu là bé gái) có thể trông lớn hơn một cách khác thường. Và bé của bạn, không kể là bé trai hay bé gái, có thể có hiện tượng rỉ ra một ít sữa ở đầu vú. Đây là điều hoàn toàn bình thường và hiện tượng này sẽ biến mất sau một vài ngày bé chào đời.
 

MANGTHAI.VN
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Những nguyên nhân dẫn đến có thai sau khi đặt vòng tránh thai
Những biện pháp can thiệp để thúc đẻ
Lời khuyên cho phụ nữ thừa cân trước khi mang thai
Tác dụng phụ của thuốc làm sảy thai và cách khắc phục
Đừng sợ sinh con
Khả năng sinh sản của nữ giới
Ảnh hưởng của rối loạn ăn uống tới việc mang thai
Khó sinh, làm gì để tránh?
hiếm muộn ăn gì để tăng khả năng thụ thai?
6 biến chứng nguy hiểm khi phá bỏ thai
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email