Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư cổ tử cung
Ngày cập nhật:  27/09/2024 08:34:05
Ung thư cổ tử cung là một trong những ung thư hay gặp ở nữ giới, chiếm khoảng 12% của tất cả các ung thư ở nữ giới và là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau ung thư vú. Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

 

1. Đông y có chữa được ung thư cổ tử cung không?
 

Bệnh ung thư cổ tử cung bắt đầu với những thay đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung, thường phát triển âm ỉ trong thời gian dài (mất vài năm), thường do nhiễm virus HPV vì vậy đông y không chữa được. Tuy nhiên, có nhiều phương thuốc đông y hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình điều trị giúp phục hồi sức khỏe tốt.
 

2. Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung

 

Cũng như các loại ung thư khác, điều trị ung thư cổ tử cung là phương pháp đa mô thức. Tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể, giai đoạn bệnh cụ thể, tình trạng đáp ứng điều trị mà các bác sĩ sẽ lựa chọn cho phù hợp.
 

Hiện các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung phổ biến gồm:

  • Phẫu thuật: Nếu tế bào ung thư đã đi xâm lấn có thể phải cần phẫu thuật. Nếu bệnh đã xâm lấn vào các lớp sâu hơn của cổ tử cung nhưng chưa lan sang các bộ phận khác của cơ thể, có thể phải phẫu thuật để lấy khối u ra ngoài. Nếu tế bào ung thư lan vào tử cung, bác sĩ sẽ đề nghị cắt bỏ tử cung.

Một số phương pháp phẫu thuật được dùng trong điều trị ung thư cổ tử cung, như: phẫu thuật lạnh, phẫu thuật bằng tia laser, phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung, cắt bỏ tử cung.

  • Xạ trị: Để tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chặn sự phát triển của chúng. Xạ trị gồm xạ trị ngoài (bắn tia phóng xạ từ bên ngoài cơ thể) và xạ trị trong (đưa nguồn phóng xạ vào âm đạo, gần cổ tử cung).
  • Hóa trị: Hóa trị là điều trị bằng thuốc, thường được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch. Hóa trị được thực hiện theo từng đợt, kéo dài nhiều tháng.
  • Dùng thuốc nhắm trúng đích: Liệu pháp nhắm trúng đích là dùng những loại thuốc nhắm vào các tế bào ung thư, không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh bình thường.
  • Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp miễn dịch là điều trị tăng cường hệ thống miễn dịch của bệnh nhân ung thư.
     

 

 

Câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư cổ tử cung- Ảnh 1.

 

 

Tùy vào loại ung thư và giai đoạn ung thư, có thể có nhiều hơn một phương pháp điều trị.


- Giai đoạn đầu:
Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm, phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn, có thể giúp lấy đi toàn bộ khối u, tạo thuận lợi cho việc điều trị bổ trợ (xạ trị, hóa chất) sau này nếu cần.
 

- Giai đoạn I: Đây là giai đoạn các tế bào ung thư đã bắt đầu xâm lấn đến các mô chính của cổ tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định cắt một phần hoặc toàn bộ tử cung, hoặc sử dụng phương pháp xạ trị. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có thể để lại sẹo ở cổ tử cung sau phẫu thuật, ảnh hưởng đến quá trình gặp nhau và thụ thai của trứng và tinh trùng.
 

- Giai đoạn II - III: Các tế bào ung thư đã xâm lấn sâu đến âm đạo và lan rộng khắp vùng thành chậu, do đó phương pháp điều trị hiệu quả nhất chính là xạ trị kết hợp với hóa trị liệu, tuy nhiên nhược điểm là không thể bảo tồn chức năng sinh sản. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng kết hợp thực hiện phương pháp này.
 

- Giai đoạn IV: Giai đoạn này các tế bào ung thư đã lan rộng và di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể như trực tràng, bàng quang, thậm chí là gan, phổi,… Việc điều trị khá phức tạp, tốn kém nhiều chi phí và tập trung chủ yếu vào giảm thiểu các triệu chứng, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
 

3. Ung thư cổ tử cung có chữa khỏi được không?
 

Cũng như các loại ung thư khác, hầu hết các trường hợp phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu đều có thể chữa được khỏi. Theo thống kê, đến 92% trường hợp phát hiện và điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu chữa khỏi bệnh và sống trên 5 năm.
 

Tiên lượng tốt như vậy song phát hiện sớm ung thư cổ tử cung không hề dễ dàng. Tỉ lệ tử vong vì căn bệnh này ở Việt Nam đang rất cao do hầu hết bệnh nhân đều phát hiện bệnh muộn, ung thư đã di căn nên việc chữa trị gặp nhiều khó khăn và không hiệu quả.
 

4. Những chú ý quan trọng đối với ung thư cổ tử cung

Tất cả phụ nữ đều có thể mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Những phụ nữ không đi đi khám sức khỏe định kỳ, đều đặn có nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung hơn. Vì vậy, việc phát hiện sớm qua khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng. Khi mắc bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về điều trị.
 

Tại nhà, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh: Dinh dưỡng có thể giảm khả năng phát triển và lây lan của tế bào ung thư. Các chất dinh dưỡng ở trong một số loại thực phẩm giúp chống oxy hóa, chống ung thư, vô hiệu hóa ảnh hưởng của các gốc tự do vì vậy giúp làm giảm tiến trình bệnh ung thư cổ tử cung.
 

Các thực phẩm giàu protein, vitamin, dinh dưỡng mà người bệnh ung thư cổ tử cung nên ăn gồm: trứng, sữa chua, bơ, ngũ cốc, gia cầm và cá,... Ăn nhiều trái cây như: dưa đỏ, xoài, đu đủ, nho, mơ, đào, cam, chuối,… sẽ rất tốt cho người bệnh.
 

Thay đổi lối sống và sinh hoạt: Giữ tinh thần thoải mái và lạc quan. Việc kiểm soát mức độ căng thẳng sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh và ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của người bệnh.
 

Điều trị vật lý: Sau khi trải qua các giai đoạn điều trị, người nhà nên giúp đỡ bệnh nhân thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, yoga, dưỡng sinh giúp cho người bệnh có thêm cảm giác hưng phấn, vui vẻ hơn để giúp bệnh nhanh hồi phục.
 

Sau khi bị ung thư cổ tử cung, người bệnh không cần phải kiêng quan hệ tình dục vợ chồng nhưng chỉ nên quan hệ từ 6-8 tuần sau khi được phẫu thuật nếu muốn. Khi quan hệ nên nhẹ nhàng, tránh gây khó chịu, tổn thương cho người bệnh.
 

Việc phát hiện, điều trị ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt bởi đem lại hiệu quả điều trị tối đa, giữ được thiên chức làm mẹ và chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Phụ nữ nên chủ động chủng ngừa vaccine sớm, quan tâm đến những biểu hiện bất thường, theo dõi chặt chẽ sức khỏe, thường xuyên thăm khám phụ khoa để không phải lo lắng về căn bệnh nguy hiểm này.
 

5. Chi phí khám chữa bệnh ung thư cổ tử cung
 

Tùy theo từng giai đoạn, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị ung thư cổ tử cung phù hợp, đảm bảo đem lại hiệu quả cao nhất và hạn chế rủi ro. Nếu phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung có giá chi phí dao động từ 15.000.000 - 30.000.000 VNĐ.
 

Chi phí thăm khám phụ khoa, kiểm tra, tư vấn để xác định các loại xét nghiệm cần thực hiện có giá 200.000 - 300.000 VNĐ.
 

Xét nghiệm PAP - smear hoặc Thin – prep (xét nghiệm phết tế bào ung thư cổ tử cung) có giá 400.000 VNĐ - 700.000 VNĐ… hoặc có gói tầm soát ung thư cổ tử cung giá dao động từ 2.200.000 - 3.500.000 VNĐ đã bao gồm cả thăm khám, siêu âm, xét nghiệm cần thiết nhưng chưa bao gồm phết cổ tử cung PAP – smear.
 

Trên thực tế, các loại chi phí trên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như gói bảo hiểm y tế hay dịch vụ chi trả và chưa bao gồm các dịch vụ khác như: xét nghiệm, chụp chiếu, thuốc, thời gian nằm viện…

suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Nguyên nhân và cách phát hiện sớm khối u phụ khoa
Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?
Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung thường bị bỏ qua
Tầm soát ung thư cổ tử cung thời điểm nào là tốt nhất?
Tại sao phụ nữ mang thai thường bị nhiễm trùng đường tiết niệu?
Dấu hiệu sảy thai muộn mẹ bầu cần lưu ý
Nguyên nhân gây ra hiện tượng ra xuất huyết tử cung khi mang thai
Làm sao để biết có bị viêm lộ tuyến cổ tử cung?
Tác động của HIV và STI đến khả năng sinh sản
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  30/12/2024- Hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ, mẹ bầu nên biết
  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
Xem tất cả
Liên kết email