Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Giải đáp: Làm thế nào khi vết mổ sau sinh bị cứng, đau, ngứa?
Ngày cập nhật:  25/03/2023 08:12:12
Vết mổ đẻ bị cứng, đau và ngứa là những hiện tượng rất thường xảy ra đối với sản phụ sinh mổ. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại gây ra sự khó chịu trong cuộc sống.

 

1. Lý giải nguyên nhân vết mổ đẻ sau sinh bị cứng, đỏ

Thông thường, sản phụ sinh mổ sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để cơ thể hồi phục, ngay cả khi vết mổ đã lành bên ngoài nhưng vẫn cần có thời gian từ 1 đến 2 năm để các mô và dây thần kinh bên trong hồi phục hoàn toàn.
 

Sau một khoảng thời gian, khi chỉ khâu đã tiêu hết thì vết mổ sẽ mềm như bình thường, có nhiều trường hợp vết mổ hình thành sẹo lồi, mặc dù nhìn mất thẩm mỹ nhưng điều này lại không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ.
 

Một vài trường hợp sản phụ có vết mổ sau sinh bị cứng, đỏ hay ngứa có thể do nguyên nhân chỉ chưa tiêu hết, hiện tượng này cũng không có gì đáng ngại, hãy tiếp tục vệ sinh vùng bụng và khu vực vết mổ thật sạch sẽ, khi chỉ tiêu hết thì hiện tượng này sẽ không còn.
 

Đặc biệt, triệu chứng vết mổ đẻ bị cứng, đỏ kèm theo các biểu hiện như đau bụng dữ dội, có nước chảy ra từ vết mổ, sốt cao hơn 38 độ C, chân bị đau sưng, chảy máu có cục máu đông lớn thì sản phụ cần đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức vì có thể vết mổ đẻ đã bị nhiễm trùng, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn đến biến chứng hoại tử, nhiễm trùng huyết, bục vết mổ hay tổn thương đến các bộ phận lân cận.
 

Làm thế nào khi vết mổ sau sinh bị cứng, đau, ngứa? - ảnh 1

Một vài trường hợp sản phụ có vết mổ sau sinh bị cứng, đỏ hay ngứa có thể do nguyên nhân chỉ chưa tiêu hết


2. Vết sẹo mổ sau sinh sẽ lành trong bao lâu?

Tùy vào cơ địa và sức khỏe thì mỗi sản phụ sau sinh sẽ có một khoảng thời gian để phục hồi sức khỏe và liền sẹo khác nhau. Nếu cơ thể bình thường thì sẽ phục hồi nhanh hơn, trong khoảng vài tuần đầu sau sinh, có thể nhận thấy rõ ràng quá trình liền sẹo bằng mắt thường. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian này thì quá trình liền sẹo cũng sẽ chậm hơn và sản phụ sẽ không còn thấy đau đớn nữa.
 

Ngoài ra, thời gian để vết mổ sau sinh lành lại cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như loại chỉ khâu mà bác sĩ sử dụng, quá trình chăm sóc, vệ sinh vết mổ.

Để tránh vết mổ sau sinh bị đỏ, cứng thì sản phụ cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Không nên mặc quần áo quá chật, hãy mặc những bộ quần áo thoáng mát, rộng rãi để giúp không khí lưu thông, tránh cọ sát vào vết mổ.
  • Không nên tự ý luyện tập thể dục thể thao quá sức khi vết sẹo chưa lành, chỉ nên đi lại, vận động nhẹ nhàng để tăng quá trình lưu thông máu và ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
  • Hạn chế để vùng da có sẹo tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì nó có thể làm cho vết sẹo sẫm màu hơn.
     

3. Chăm sóc như thế nào để vết mổ sau sinh không bị ngứa?

Làm thế nào khi vết mổ sau sinh bị cứng, đau, ngứa? - ảnh 2

Sản phụ nên nằm nghiêng một bên để giúp giảm bớt các cơn đau

Sản phụ sinh mổ sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe hơn so với sản phụ sinh thường, ngoài việc chăm sóc để cơ thể lấy lại sức nhanh chóng thì làm thế nào để vết mổ sau sinh không bị cứng, ngứa là điều rất nhiều sản phụ quan tâm.
 

Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa thì sản phụ sinh mổ cần có một chế độ ăn uống và chăm sóc khoa học mới có thể giúp cho vết mổ nhanh lành, không bị cứng, không bị ngứa do hình thành sẹo lồi. Sản phụ nên nằm nghiêng một bên để giúp giảm bớt các cơn đau do quá trình co thắt tử cung để tống đẩy sản dịch ra ngoài, khi đứng lên, ngồi xuống nên thực hiện nhẹ nhàng. Không tự ý tháo băng vết mổ và làm ướt phần băng gạc vô trùng trong khoảng thời gian 24 – 48 giờ sau sinh.
 

Quá trình chăm sóc và thay băng vết mổ cần phải đảm bảo vệ sinh, vô trùng, vô khuẩn. Sau khi cắt chỉ vết mổ thì sản phụ nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc cũng như kiêng cữ để tránh vết mổ sau sinh bị đỏ, ngứa, nhanh lành hơn.
 

Sản phụ có thể dùng khăn ấm thấm ướt bằng nước muối loãng để nhẹ nhàng chườm lên khi vết mổ sau sinh bị ngứa và giúp giảm đau vết mổ khi thời tiết chuyển mùa. Tuyệt đối không dùng tay để gãi vết mổ vì điều này sẽ càng làm tổn thương và hình thành sẹo lớn. Một điều đặc biệt lưu ý là sản phụ không được tự ý dùng thuốc để thoa lên vết mổ vì như vậy sẽ làm tăng nguy cơ
nhiễm trùng vết mổ.
 

Làm thế nào khi vết mổ sau sinh bị cứng, đau, ngứa? - ảnh 3

Các chị em phải chăm sóc vết mổ hết sức cẩn thận


Ngoài ra, để sẹo có độ thẩm mỹ cao hơn và tránh hình thành sẹo lồi, ngứa thì sản phụ cần kiêng ăn rau muống và hải sản (sản phụ sau sinh mổ ăn hải sản sẽ khiến cho vết mổ bị ngứa).
 

Mặc dù vết mổ đẻ bị cứng, đau, ngứa là những hiện tượng bình thường, tuy nhiên để tránh những khó chịu cho biểu hiện này gây ra thì mỗi sản phụ nên tự trang bị cho bản thân những kiến thức nhất định về quá trình chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho sản phụ sau sinh. Khi cần thiết có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có thể chăm sóc cho bản thân tốt nhất.

 

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Phòng tránh sảy thai tự nhiên và những điều mẹ nào cũng cần biết
Sinh con bằng giác hút có ảnh hưởng gì đến trẻ hay không?
Ra máu khi mang thai nguy hiểm như thế nào cho thai nhi?
10 sai lầm thường gặp trong thời gian ở cữ
Dấu hiệu bị tắc tia sữa nổi hạch ở nách
Rong kinh có gây thiếu máu không?
Thông điệp từ những cú đạp của thai nhi trong bụng mẹ
Những bệnh gây khó thụ thai ở phụ nữ, chị em chớ nên chủ quan!
Chăm sóc mẹ bầu sau sinh tháng đầu đúng cách để mau phục hồi
Dấu hiệu băng huyết sau sinh mọi phụ nữ mang thai và mới sinh con cần biết
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email