Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Các mẹ băn khoăn: Sinh mổ tối đa được mấy lần?
Ngày cập nhật:  06/02/2023 08:57:57
Câu hỏi: "Sinh mổ tối đa được mấy lần" khiến rất nhiều người quan tâm. Bởi điều này ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

 

 
Thông tin mẹ sinh mổ được tối đa mấy lần là câu hỏi không ít người quan tâm. Bởi vì, các chị em rất lo lắng tới sức khỏe của mình cũng như sự an toàn của thai nhi nếu đẻ mổ vượt quá số lần cho phép. Việc cần thận trọng về khoảng cách giữa các lần mang thai là điều cần thiết.
 

Vậy mẹ sinh mổ tối đa được mấy lần?
 

Có nhiều chị em đã từng sinh mổ có chung một câu hỏi đó là sinh mổ tối đa được mấy lần. Không có một câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi này. Bởi vì, có những trường hợp sản phụ sinh mổ lần 3, thậm chí lần thứ 4 vẫn suôn sẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo việc sinh mổ chỉ nên tối đa 2 lần.
 

sinh mo


Quyết định có sinh tiếp thêm lần nữa không còn tùy thuộc vào đánh giá sức khỏe, tiền sử y tế của người mẹ và sự tư vấn của các bác sỹ mới có thể đưa ra quyết định.
 

Nếu đã từng đẻ lần 1, liệu lần sinh sau có tiếp tục phải mổ?
 

Đa số các trường hợp đẻ mổ lần 1 thì lần 2, lần 3 sẽ tiếp tục sinh mổ. Tuy nhiên, cũng có những mẹ sinh mổ lần 1 và lần 2 vẫn có thể sinh thường.
 

Nếu các mẹ không có các chống chỉ định như: vết mổ dọc thân tử cung (có nguy cơ dẫn đến vỡ tử cung), ngôi thai không phải ngôi chỏm, còn tồn tại nguyên nhân mổ lần trước (khung chậu hẹp/dị dạng, bệnh lý mẹ…) thì vẫn có thể sinh thường ở lần tiếp theo. Với điều kiện cần có sự theo dõi, hỗ trợ của các bác sỹ đầu ngành.
 

Rủi ro từ việc đẻ mổ liên tục
 

Số lần đẻ mổ càng nhiều thì mẹ càng dễ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng như:
 

-Vỡ tử cung (tình trạng tử cung bị xé rách một phần hay hoàn toàn làm ảnh hưởng đến bàng quang và hệ tiêu hóa)

-Mất máu nhiều đến mức phải truyền máu trong trường hợp thai bám vào sẹo mổ cũ trên tử cung (hiện tượng này gọi là chửa vết mổ)

-Gập phải các biến chứng ở bàng quang

-Buộc phải cắt bỏ tử cung tại thời điểm sinh con (Nguy cơ tăng lên 1% sau lần sinh mổ thứ ba và 9% sau lần phẫu thuật thứ sáu)

-Bất thường về nhau thai: nhau bong non, nhau tiền đạo hoặc nhau cài răng lược

-Dính ruột

-Lạc nội mạc tử cung tại vết mổ

-Tê và đau tại vết mổ…
 

Sau đẻ mổ nên đợi bao lâu thì có thể tiếp tục mang thai kế tiếp
 

Câu trả lời đó chính là các mẹ nên chờ ít nhất 18 tháng cho lần mang thai kế tiếp kể từ sau khi sinh mổ. Việc mang thai sớm hơn 12 tháng sẽ làm tăng nguy cơ sinh non.
 

sinh mo

Mặc dù vậy nhưng khoảng thời gian này còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng của vết sẹo mổ cũng như cơ địa và sức khỏe của từng cá nhân.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Giải đáp: Trẻ bú sữa đầu và sữa cuối khác nhau như thế nào?
Bí quyết giúp sữa mẹ về nhiều sau sinh, áp dụng ngay nếu mẹ thiếu sữa cho con
Sinh thường sau sinh mổ: Những lợi ích và nguy cơ đi kèm
3 thời điểm vàng chẩn đoán, sàng lọc dị tật ở thai nhi mẹ cần lưu ý
Liên cầu nhóm B ảnh hưởng gì đến trẻ sơ sinh?
Ra nước ối nhưng không đau bụng rất nguy hiểm, mẹ bầu phải chú ý!
Hội chứng tiền kinh nguyệt, phương pháp chẩn đoán và điều trị
Những hành vi làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung
Nguyên nhân và triệu chứng khi mẹ bị lên máu sản hậu sau sinh
Lời khuyên của bác sĩ để phòng ngừa ung thư vú hiệu quả
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email