Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
5 hệ lụy khi bị rối loạn nội tiết tố nữ
Ngày cập nhật:  08/08/2022 14:33:16
Nội tiết tố nữ đóng một vai trò rất quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe của phụ nữ. Nếu nồng độ estrogen dưới 100 pg/ml là bị rối loạn nội tiết tố nữ và cần cân bằng nội tiết tố nữ.

 

Rối loạn nội tiết là bệnh khá phổ biến mà nhiều chị em thường gặp, nhưng đa số chúng ta lại không hiểu về những nguy hại của nó. Khi bạn cảm thấy có dấu hiệu khác thường ở vòng 1, làn da, tính tình, thì đó có thể là biểu hiện của việc bạn đang bị rối loạn nội tiết tố.

 

1. Thế nào là rối loạn nội tiết tố nữ?

Nội tiết tố nữ là tổng hợp gồm 3 chất estron, estradiol và estriol, được kí hiệu là E1, E2, E3. Nó được tiết ra từ buồng trứng, đây cũng là yếu tố quyết định tạo nên vóc dáng cũng như tính cách yểu điệu của phụ nữ.
 

Estrogen là một trong những hormone rất quan trọng giúp mang lại vẻ đẹp, sự trẻ trung và nữ tính. Hàm lượng nồng độ estrogen của phụ nữ thường dao động từ 50 pg/ml đến 400 pg/ml. Nếu bị rối loạn nội tiết tố nữ sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng hoạt động của buồng trứng, tử cung, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm về phụ khoa, ảnh hưởng đến khả năng sinh con, vẻ đẹp làn da.
 

Rối loạn nội tiết tố nữ còn tạo nên tâm lý tiêu cực, dễ bị stress kéo dài,… làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy việc nhận biết dấu hiệu bệnh rối loạn nội tiết tố nữ sẽ giúp chị em nhanh chóng nhận ra căn bệnh này để có biện pháp chữa trị phù hợp, hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.

Có rất nhiều dấu hiệu giúp bạn nhận biết bị rối loạn nội tiết tố như: mệt mỏi, buồn chán, thất vọng, lo lắng;… Các tình trạng: vú sưng đau, tăng sản tuyến vú, tăng cân nhanh chóng, rậm lông ở phụ nữ… cũng xảy ra do mất cân bằng nội tiết tố;
 

Da nhiều mụn do sự cân bằng nội tiết trong cơ thể không ổn định khiến cho cơ thể không thực hiện tốt chức năng thải độc qua da, các chất thải độc đọng lại trên da làm cho da trở nên nhạy cảm, dễ bị mụn.
 

 

 

Rối loạn nội tiết là bệnh khá phổ biến mà nhiều chị em thường gặp, nhưng đa số chúng ta lại không hiểu về những nguy hại của nó.

 

 

Rối loạn nội tiết là bệnh khá phổ biến mà nhiều chị em thường gặp, nhưng đa số chúng ta lại không hiểu về những nguy hại của nó. Ảnh minh họa.


2. Những hệ lụy do rối loạn nội tiết tố nữ gây ra

  • Giảm ham muốn tình dục

Khoái cảm ở người phụ nữ do hormon estrogen và progesterone mang lại, do đó khi hàm lượng các loại hormon này bị thay đổi, mất cân bằng sẽ dẫn đến hiện tượng giảm ham muốn tình dục, khó đạt được cực khoái. Đó là chưa kể đến trạng thái tâm lý tiêu cực, sức khỏe suy giảm do rối loạn nội tiết gây ra cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ham muốn tình dục của chị em.
 

  • Rối loạn kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng chính là sự hoạt động của cơ thể có sự liên quan mật thiết nhất đối với nội tiết tố nữ. Khi bạn nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt từ chỗ rất "đều đặn" bỗng nhiên kéo dài ra hoặc rút ngắn lại thì đây là một trong những dấu hiệu cơ bản chứng tỏ đang bị rối loạn nội tiết nữ.
 

  • Mắc bệnh phụ khoa

Tình trạng rối loạn nội tiết ở chị em khiến cho cơ chế sản sinh nội tiết tố nữ bị gián đoạn, trục trặc do đó thành âm đạo không thể tiết đủ dịch nhầy để bôi trơn và giữ ẩm cho âm đạo. Điều này làm cho môi trường axit của âm đạo bị ảnh hưởng, các vi khuẩn gây bệnh viêm phụ khoa có điều kiện tấn công, gây bệnh.
 

  • Cao huyết áp bất thường

Bình thường huyết áp bạn đang ổn định, nhưng huyết áp tăng cao bất thường thì cần lưu ý. Rối loạn nội tiết có thể tác động xấu đến tình trạng ổn định huyết áp trong cơ thể. Bởi vì khi lượng natri trong cơ thể dư thừa sẽ làm tăng tình trạng trữ nước từ đó dẫn đến tăng huyết áp. Trong khi tỷ lệ giữa natri và nước trong cơ thể của bạn ổn định là do sự cân bằng của hormon aldosterone. Do đó khi cơ thể mất cân bằng hormon aldosterone thì sẽ dễ bị tăng huyết áp.
 

  • Nám da do rối loạn nội tiết

Nám da có thể do nhiều nguyên nhân. Trong đó rối loạn nội tiết tố nữ là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng nám da cho chị em. Khi nội tiết tố nữ ổn định, nó sẽ duy trì độ đàn hồi, độ ẩm cho da, điều tiết bã nhờn… nhưng ngược lại khi rối loạn nội tiết thì da sẽ bị khô, sạm, xuất hiện các vết nám ngày càng đậm nét gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và vẻ quyến rũ của chị em.
 

 

 

Có rất nhiều dấu hiệu khiến bạn nhận biết bị rối loạn nội tiết tố.

 

 

Có rất nhiều dấu hiệu khiến bạn nhận biết bị rối loạn nội tiết tố. Ảnh minh họa.


3. Lời khuyên của bác sĩ

Rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ thường có nguy cơ gây nên nhiều di chứng, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, việc duy trì lối sống lành mạnh, khoa học bằng là việc làm thiết yếu. Bạn hãy thực hiện:

- Chế độ uống hợp lý, đủ chất, để kiểm soát cân nặng, không nên để thừa cân hoặc thiếu cân.

- Luôn cân bằng tỉ lệ Omega 3 và Omega 6 ở mức ổn định trong cơ thể.

- Mỗi ngày nên dành ra 30 phút mỗi ngày để đi bộ, tập aerobic...

- Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong vấn đề duy trì và nâng cao sức khỏe, đặc biệt là điều hòa ổn định nội tiết tố nữ. Do đó, cơ thể thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu ngủ kết hợp với căng thẳng kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nhiều loại hormone .

- Sử dụng thuốc tránh thai và các loại thuốc điều trị bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc.

- Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường nghi ngờ bị rối loạn nội tiết tố nên đi khám và điều trị bệnh sớm để tránh những biến chứng khôn lường.

 

suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Hiện tượng thai sinh hóa và những điều thai phụ cần biết
Những bệnh gây khó thụ thai ở phụ nữ, chị em chớ nên chủ quan!
Khắc phục tình trạng sức khoẻ sau khi cắt bỏ tử cung thế nào?
Hội chứng tiền kinh nguyệt: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Biến đổi xơ nang tuyến vú có nguy hiểm không, khi nào cần gặp bác sĩ?
Nhau bám mặt trước và những điều mẹ bầu cần chú ý, đặc biệt thai phụ nhóm máu O
Đa nang buồng trứng và nguy biến khó lường
Tiêm vắc xin trước và trong khi mang thai: Nhiều mẹ bầu còn chủ quan
Ung thư vú di căn khi nào và người bệnh cần làm gì?
Số lượng nang trứng nói lên điều gì về khả năng sinh sản?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email