Trẻ bị vàng da bệnh lý cần phát hiện sớm. Bởi thể dạng biến chứng vàng da sơ sinh nghiêm trọng đặc biệt là não trong vàng da nhân não.
Vàng da bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng vàng da sơ sinh ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
1. Biến chứng vàng da sơ sinh- Bilirrubin não cấp tính
Khi lượng bilirubin trong máu quá cao, vượt quá ngưỡng cho phép sẽ ảnh hưởng đến các tế bào não bộ. Bilirubin từ máu đi vào não gây ra những tổn thương cho não bộ. Biểu hiện của tình trạng bilirubin não cấp tính là trẻ ngủ li bì, sốt cao, quấy khóc, bỏ bú…
Theo các bác sĩ, Bilirubin rất độc hại đối với tế bào của bộ não. Vàng da nặng có khả năng Bilirubin đi vào trong não và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
2. Vàng da nhân não
Khi chất bilirubin vượt quá giới hạn cho phép, gan sẽ không đào thải kịp thì dẫn tới nguy cơ thấm vào não. Tức là, trẻ đã bị vàng da nhân. Điều này gây tổn thương não không phục hồi được.
Vì thế, nếu bé được xác định là vàng da bệnh lý phải được điều trị trước 7 ngày sau sinh để phòng nguy cơ tổn thương não, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của bé.
Giai đoạn sớm
Trẻ vàng da nhiều, ngủ gà, giảm trương lực cơ, bú kém.
Giai đoạn trung gian
Trẻ có biểu hiện lừ đừ, dễ bị kích thích và tăng trương lực cơ, sốt, khóc the thé hay lơ mơ, hay ưỡn cổ và thân. Thay máu trong giai đoạn này trong một số trường hợp có thể cải thiện được các biểu hiện thần kinh.
Giai đoạn nặng
Hệ thần kinh bị tổn thương và không thể hồi phục được. Biểu hiện bằng tư thế ưỡn cổ, ưỡn người, khóc the thé, bé không bú được, có cơn ngừng thở, hôn mê… Một số trường hợp dẫn đến co giật và tử vong.
Vàng da nhân cũng có thể là biểu hiện của bại não thể múa vờn, rối loạn thính lực, loạn sản răng, mắt nhìn trần. Tuy nhiên, hiếm gặp thiểu năng trí tuệ và các tàn tật khác.
3. Lời khuyên cho cha mẹ
Tuy vàng da sơ sinh bệnh lý nguy hiểm nhưng việc theo dõi và phát hiện lại không quá khó.
Kỹ năng để quan sát bé
Tập trung theo dõi sát con trong 7 ngày đầu đối với tất cả các trẻ sinh non hoặc sinh thường. Đánh giá vàng da ở trẻ sơ sinh dưới ánh sáng tự nhiên (ánh sáng trời). Không nên quan sát dưới ánh đèn neon hoặc đèn thường vì sẽ không xác định được rõ trẻ có vàng da hay không. Dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ trên nền xương cứng ( trán, gò má, ngực, mu bàn tay, cẳng chân, bàn chân ) từ mặt da giữ vài giây, sau đó quan sát độ vàng của da ở vùng da vừa mới ấn nhẹ ngón tay xuống.
Quan sát trẻ theo thứ tự từ trên xuống dưới: Bắt đầu từ trán – ngực – bụng – đùi – cẳng chân. Nếu chỉ thấy vàng da từ trán xuống ngực thì không cần cho trẻ đi khám, chỉ cần theo dõi ở nhà. Nếu thấy trẻ vàng da đến bụng hoặc đến đùi, cẳng chân thì cần phải đưa trẻ đến cơ sở khoa Nhi có khoa Sơ sinh để khám ngay. |