Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
5 bí kíp nói chuyện tình dục với con vừa cởi mở vừa hiệu quả
Ngày cập nhật:  14/11/2019 14:35:33
Chuyện chốn phòng the xưa nay vẫn là vấn đề nhạy cảm, đặc biệt là ở nước ta. Vì không đủ kiến thức giới tính, nhiều bạn trẻ đã không biết cách bảo vệ bản thân cũng như phòng ngừa các bệnh lây lan qua đường tình dục. Chính vì thế, nói chuyện tình dục với con sao cho vừa gần gũi lại vừa hiệu quả là điều giành được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. 5 bí kíp trao đổi kiến thức giới tính với con dưới đây sẽ giúp ba mẹ hiện thực hóa mong muốn này.
 

Chọn thời điểm phù hợp

Theo các chuyên gia tâm lý, trong độ tuổi từ 3 đến 5, trẻ đã bắt đầu đặt những câu hỏi liên quan đến cơ thể của mình cũng như cách chào đời của các em bé. Đây cũng là thời điểm tốt để ba mẹ bắt đầu xây dựng nền móng về kiến thức giới tính cho con.
 
 
 
Thay vì nói rõ ràng từng chi tiết, bạn có thể chỉ giới thiệu cho con qua tranh ảnh phù hợp với lứa tuổi. Bởi nếu diễn tả quá cụ thể, trẻ cũng chưa sẵn sàng để nghe và hiểu.

Đặt câu hỏi cho con

Nếu trẻ có thắc mắc về giới tính, bạn nên nhẹ nhàng đặt câu hỏi để biết được thông tin nào cần trả lời cụ thể cho con hoặc có thể đánh lạc hướng con qua chủ đề khác nếu bé chưa đủ tuổi để hiểu.

 
 
Giữ thái độ trung lập

Khi trẻ đặt câu hỏi liên quan đến giới tính, đôi khi sẽ khiến bạn cảm thấy sốc hay tỏ rõ thái độ không hài lòng. Lúc này, trẻ sẽ cảm thấy việc trao đổi chuyện giới tính với ba mẹ có vẻ không phù hợp. Thậm chí, con lại cảm thấy đó là lỗi của mình vì đã làm bạn không vui.
 
 
 
Tuy nhiên, thay vì tỏ rõ thái độ tiêu cực, ba mẹ hãy từ tốn nói với con rằng:"Mặc dù đây là vấn đề nhạy cảm nhưng mẹ rất vui vì con đã trao đổi thẳng thắn với mẹ đấy".

Cách nói chuyện tình dục với con

Trong lúc trao đổi về kiến thức giới tính, nhiều ba mẹ thường sử dụng những từ như cái đó hay dưới đó để chỉ một số bộ phận nhạy cảm trên cơ thể. Điều này vô tình làm trẻ bối rối và dễ dẫn đến những sự nhầm lẫn không đáng có. Khi có vấn đề trên bất kỳ bộ phận nào, con yêu có thể dùng từ các từ thay thế để diễn tả cho bác sĩ hay điều dưỡng.

Kết quả là những người lớn có thể hỗ trợ cho con lại chẳng hiểu những gì bé đang nói. Để tránh điều này, ba mẹ nên sử dụng các từ ngữ chính xác để diễn tả cũng như giải thích khi nói chuyện tình dục với con.

Hướng dẫn con cách bảo vệ mình

Hướng dẫn con tự bảo vệ mình trước kẻ xấu là điều quan trọng mà ba mẹ không thể làm ngơ. Bạn hãy giúp trẻ hiểu rằng cơ thể này là của con, không ai được quyền chạm vào nếu con không đồng ý, kể cả là những người thân như ba, mẹ, anh, chị, ông, bà...
 
 
 
Tương tự như thế khi ở trường, nếu có bạn đụng chạm hoặc làm con đau, ba mẹ nên khuyến khích con nói với mình. Song song đó, các bậc phụ huynh nên trao đổi với con về vấn đề nhạy cảm này như những người bạn. Điều này sẽ giúp bé yêu có được niềm tin nơi bạn để từ đó hai bên có thể nói chuyện dễ dàng hơn.

Nói chuyện tình dục với con luôn là vấn đề mà các bậc phụ huynh nên quan tâm hàng đầu thay vì né tránh. Bởi hơn ai hết, bạn sẽ là người hướng dẫn cụ thể, chính xác những thông tin về giới tính cho con. Để từ đó, trẻ sẽ biết cách bảo vệ mình trước những cám dỗ cũng như các bệnh lây lan qua đường tình dục.
 
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Nam và nữ vào tuổi dậy thì có những dấu hiệu nào
Cẩm nang sử dụng hiệu quả bao cao su nam
Bé gái 14 tuổi phát hiện ung thư cổ tử cung sau kỳ kinh đầu tiên
Thụ tinh nhân tao
Nguy cơ sức khỏe khi bạn “yêu” bằng miệng
Căn bệnh ung thư khiến hot girl 25 tuổi qua đời và những điều cần biết
Cách chăm sóc sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên
Tuổi teen và các quan niệm sai lầm về tình dục
Cách giảm đau bụng kinh nguyệt cho XX
Thực đơn "sai lầm" khiến tinh binh ít ỏi
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email