Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Căn bệnh mụn nước đơn thuần ở cơ quan sinh dục khi có thai
Ngày cập nhật:  06/04/2012 10:48:19
Đây là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục, nó rất dễ lây lan, điều trị dễ dàng và thường không gây nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời. Tuy vậy, với phụ nữ mang thai thì cần phòng tránh và hết sức cẩn trọng với căn bệnh này vì chúng có thể gây ra nhiều biến chứng không tốt cho thai kỳ và thai nhi.


Tìm hiểu về bệnh

Mụn nước đơn thuần hay còn gọi là mụn rộp sinh dục xuất hiện ở cơ quan sinh sản của thai phụ là một bệnh ngoài da do virut mụn nước gây ra. Đây là một loại virus có khả năng lây truyền mạnh và sống trong cơ thể suốt đời, có 2 thể: virus herpes simplex 1 (HSV1) có nguồn gốc là virus gây chốc mép. Virus herpes 2 (HSV2) phát triển ở niêm mạc cơ quan sinh dục. Mụn rộp sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục và gây bệnh cho cả nam và nữ. Bệnh này chủ yếu xuất hiện ở đùi, cổ tử cung, âm đạo, môi âm đạo của phụ nữ mang thai, biểu hiện là xuất hiện ban đỏ và có cảm giác bỏng rát cục bộ, tiếp theo là những chỗ ban đỏ phát triển thành những nốt nhỏ màu đỏ, kèm theo ngứa, nhanh chóng biến thành những mụn nước nhỏ, đầy nước, trong suốt, 3 – 5 ngày sau biến thành mụn bỏng dạ hoặc vỡ ra, hình thành những vết loét nông, bệnh phát triển đến tử cung có thể gây hoại tử, âm đạo tiết ra nhiều dịch, đồng thời kèm theo đi tiểu, đi lại khó khăn, bụng dưới đau âm ỉ, người bị nặng có thể đau đầu, nôn.

 



Ảnh hưởng của bệnh ở phụ nữ mang thai

Bệnh này còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh mụn nước đơn thuần bộ phận sinh dục trong ba tháng đầu của thai kỳ thì có thể dẫn đến thai nhi phát triển dị thường, sảy thai, đẻ non hoặc thai chết lưu. Nếu thai nhi được sinh ra thì cũng có thể có nhiều mụn nước đơn thuần bẩm sinh, biểu hiện là mụn nước mọc phân bố rộng khắp, phát bệnh động kinh, đồng thời kèm theo lá gan to. Trong quá trình sinh nở, khi thai nhi đi qua đường sinh sản của mẹ đã bị nhiễm bệnh mụn nước loại 2, thì khoảng 40 – 60 % trẻ sinh ra bị bệnh mụn nước.

Trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh hầu hết sau 1 tuần mới phát bệnh, biểu hiện là kém ăn, không chịu bú sữa, quấy khóc, thường thấy nổi nước ở trong miệng, da và vùng mắt, bệnh nặng có thể dẫn đến máu nhiễm virut hoặc bội nhiễm, viêm não, có 60 – 70 % trẻ mắc bệnh bị tử vong, cho dù có sống được thì trẻ cũng thường bị di chứng về sau.

Thai phụ cần làm gì?

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh cho phụ nữ mang thai là cả vợ và chồng cần thỏa thuận quan hệ tình dục lành mạnh, thủy chung, nên dùng bao cao su khi quan hệ tình dục trong thời gian mang thai, không sử dụng chung đồ lót với người khác, vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục và các đồ dùng liên quan.

Trong trường hợp thai phụ bị mắc bệnh mụn nước, để phòng tránh truyền bệnh từ mẹ sang con thì các chuyên gia y tế khuyên các thai phụ nếu thai phụ bị mắc bệnh mụn nước đơn thuần ở cơ quan sinh dục vào giai đoạn đầu của thai kỳ thì nên phá thai, nếu đủ tháng, sắp sinh thì khi màng ối còn nguyên hoặc sau khi vỡ ối không đến 6 tiếng phải tiến hành mổ tử cung, để tránh thai nhi ra qua đường âm đạo bị nhiễm virut bệnh này. Tốt nhất là bạn nên kịp thời đi khám và báo cho các bác sỹ nếu phát hiện bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào ở cơ quan sinh dục trong thời gian mang thai.

meyeucon.org
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Tính cách bé hình thành từ trong bụng
Bà bầu cẩn thận với thuốc giảm đau
Khi em bé trong bụng không cựa quậy
Mẹ bầu bị tê ngón tay?
8 điều tối kỵ với bà bầu sắp sinh
Ưu và nhược điểm của siêu âm 2D, 3D, 4D khi có bầu
Thai nhi to lớn có tốt không?
Cẩn trọng với 10 triệu chứng xấu khi bầu bí
Bé cứng cáp từ trong bụng mẹ
Cần biết về suy thai
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email