Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
5 cách đơn giản đẩy lùi tình trạng đầy hơi trong kỳ kinh nguyệt
Ngày cập nhật:  18/05/2022 08:08:05
Đầy hơi là một triệu chứng khá phổ biến và gây không ít khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt. Thực hiện một số cách đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn không gặp phải những khó chịu đầy hơi mỗi khi “đến tháng”.

 

Theo Mayoclinic, tình trạng đầy hơi thường bắt đầu xảy ra trong khoảng 1-2 ngày trước khi bắt đầu kỳ kinh. Nhưng một số phụ nữ gặp phải các triệu chứng trước 5 ngày và kéo dài hết kỳ kinh gây trở ngại cho các hoạt động bình thường.

Đối với hầu hết phụ nữ, nồng độ estrogen dao động và sự sụt giảm mạnh của progesterone ngay trước kỳ kinh nguyệt khiến cơ thể có nhiều thay đổi. Meggi Smith - bác sĩ sản phụ khoa và nội tiết sinh sản và vô sinh tại Đại học Y khoa Keck thuộc Đại học Nam California (Hoa Kỳ) cho biết: "Khi mức estrogen cao hơn, cơ thể chúng ta có xu hướng giữ nước. Progesterone cao trong nửa sau của chu kỳ khiến đường tiêu hóa hoạt động chậm hơn, gây các triệu chứng đầy hơi hoặc chướng bụng".

Bạn có thể thực hiện một số bước dễ dàng để giảm đầy hơi trong kỳ kinh nguyệt như thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế một số đồ uống gây đầy hơi hoặc thậm chí đơn giản hơn, như ngủ nhiều hơn hoặc nấu ăn ở nhà thường xuyên hơn.

 

 

5 cách đơn giản đẩy lùi tình trạng đầy hơi trong kỳ kinh nguyệt - Ảnh 2.

 thường xuyên ăn những thực phẩm giàu kali có thể cải thiện chứng đầy hơi.

 

 
1. Thay đổi thực đơn

Thay đổi thực phẩm bạn ăn, chẳng hạn như ăn nhiều thực phẩm chứa kali trong vài ngày có thể giúp bạn khắc phục tình trạng chướng bụng đầy hơi nghiêm trọng.

Thực phẩm giàu kali như chuối, dưa đỏ, cà chua và măng tây giúp cân bằng chất lỏng. Các chất béo lành mạnh như hạt chia, các loại hạt và cá hồi cũng là một lựa chọn tốt.

Thực phẩm có tác dụng giống thuốc lợi tiểu tự nhiên như cần tây, dưa chuột, dưa hấu, nước chanh, tỏi và gừng cũng sẽ khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn ngay cả khi đang trong kỳ kinh nguyệt.

Cần lưu ý tránh xa các loại thực phẩm gây đầy hơi như rau cải, súp lơ, bắp cải, đậu, rau diếp. Những loại này tuy rất giàu dinh dưỡng nhưng chúng cũng chứa một loại đường phức hợp gọi là raffinose. Cơ thể thiếu enzym để giúp phân hủy nó đúng cách, dẫn đến đầy hơi và chướng bụng.

‎Khi bạn bị đầy hơi chướng bụng cũng không nên tiêu thụ nhiều chất xơ vì hệ tiêu hóa hoạt động mạnh sẽ khiến bạn đầy bụng hơn.

2. Duy trì thói quen tập luyện

Những khó chịu trong kỳ kinh nguyệt có thể khiến bạn không muốn tập thể dục. Nhưng các chuyên gia cho rằng, hoạt động thể chất là một trong những cách tốt nhất để giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh, bao gồm cả chứng đầy hơi.

Tiến sĩ Ross chuyên ngành sức khỏe phụ nữ tại Trung tâm Y tế Saint John ở Santa Monica cho biết: Những người có lối sống ít vận động thường có hệ tiêu hóa chậm chạp hơn. Các vận động trong quá trình tập luyện cũng có thể giúp bạn đi ngoài đều đặn và giảm táo bón. Tuy nhiên, các bài tập nhẹ nhàng hơn như yoga là lựa chọn tốt nhất trong kỳ kinh nguyệt. Các bài tập cường độ cao có thể thúc đẩy chứng viêm và do đó làm tăng thêm tình trạng đầy hơi.

3. Chú ý đến đồ uống của bạn

Trước kỳ kinh nguyệt, uống rượu có thể làm tăng các triệu chứng như căng ngực, thay đổi tâm trạng và đầy hơi. Cà phê có thể kích thích quá mức đường tiêu hóa và kích thích ruột, chưa kể nó còn làm bạn mất nước. Các loại đồ uống có ga hoặc có đường khiến bạn giữ nước gây đầy hơi khó chịu.

Hãy thay thế những loại đồ uống có đường, có ga, cà phê bằng những loại nước có lợi hơn như trà xanh, bạc hà, trà gừng hoặc trà thì là để giúp loại bỏ các chất trung gian gây viêm.

4. Ngủ đủ giấc khá quan trọng

Giấc ngủ thường bị ảnh hưởng bởi cơn đau khi hành kinh, đầy hơi và cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, hãy cố gắng ngủ đủ giấc khoảng 8 tiếng mỗi đêm. Điều đó khá quan trọng giúp chất lỏng dư thừa có thể di chuyển trở lại cơ thể và được loại bỏ.

5. Nấu ăn ở nhà thường xuyên hơn

 

 

5 cách đơn giản đẩy lùi tình trạng đầy hơi trong kỳ kinh nguyệt - Ảnh 4.

Tạo thói quen tự nấu ăn ở nhà để hạn chế lượng muối và gia vị đưa vào cơ thể.

 

 
Hãy cố gắng tạo thói quen tự nấu ăn có thể làm giảm đáng kể chứng đầy hơi. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Mọi người thường không biết về muối ẩn trong các bữa ăn nhà hàng, cũng như trong thực phẩm chế biến. Bạn sẽ cảm thấy các bữa ăn ở nhà hàng có vị rất ngon, nhưng nếu tự nấu ăn, bạn có thể đảm bảo không cho quá nhiều muối và các gia vị khác vào món ăn của mình. Điều này có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn trong việc ngăn ngừa chứng đầy hơi.

suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Nguyên nhân gây đầy hơi, chướng bụng trước kỳ kinh nguyệt và cách xử trí
3 lợi ích của kỳ kinh nguyệt mà phụ nữ nào cũng được tận hưởng
“Tất tần tật” về sinh con lần thứ 2 mẹ nên biết để chuẩn bị tâm lý
Nắm vững quá trình thụ thai để vợ chồng nhanh chóng có tin vui
5 Biểu hiện trứng không được thụ tinh, chị em nên nắm bắt thời gian để chủ động mang thai
Muốn thụ thai nhanh phải làm gì? Cách có bầu tự nhiên sớm hơn mong đợi
8 dấu hiệu thai bám vào tử cung dễ nhận thấy mà phụ nữ nên biết
Khắc phụ những trục trặc hay gặp trước và trong ngày đèn đỏ
Bệnh phụ khoa- Cách phát hiện và phòng tránh
Những điều nhất định phải chuẩn bị trước khi mang thai
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  30/12/2024- Hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ, mẹ bầu nên biết
  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
Xem tất cả
Liên kết email