Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Giải đáp cho các mẹ sinh mổ lần 2: Khi nào nên nhập viện?
Ngày cập nhật:  06/01/2020 15:05:26
Sinh mổ lần 2 nên nhập viện khi nào là nỗi lo lắng thường trực của các mẹ đã từng lên bàn mổ cho đứa con đầu. Nỗi lo lắng này cũng có cơ sở. Khi mà tỷ lệ tử vong của sản phụ và thai nhi lần sinh mổ thứ 2 có thể lên đến 0.8%. Vậy để có một cuộc vượt cạn an toàn, các mẹ bầu nên nhập viện và nên mổ khi nào?

 

Sinh mổ lần 2 khi nào thì an toàn?
 
Theo các bác sĩ chuyên ngành, tuỳ theo cơ thể của mỗi phụ nữ mà mức độ và tốc độ lành của vết sẹo mổ khác nhau. Để có một kỳ chuyển dạ thành công cho mẹ và bé thì vết sẹo mổ ở tử cung phải lành hẳn khi sinh con lần 2. Lời khuyên của các bác sĩ cho thấy sớm nhất để các mẹ có thể lên bàn mổ lần nữa là 2 năm sau lần sinh đầu tiên.
 
Nên chú ý quan sát tình hình vết mổ ở lần mang bầu thứ 2

 
Nếu chẳng may có thai trước thời điểm cho phép này thì cả gia đình nên cân nhắc suy nghĩ lại. Vì nếu quá sớm thì khả năng bục vết mổ cũ khi tử cung căng ra lúc mang thai, rặn sinh là cực kỳ cao. Ví dụ nếu sinh lần 2 cách lần 1 chỉ khoảng 18 tháng thì khả năng bục chỉ vết mổ lên gấp 3 lần so với sau 2 năm.
  
 

Sinh mổ lần 2 nên nhập viện khi nào?
 

Trong quá trình mang thai, khả năng biến chứng do lần mổ cũ là rất cao. Nếu thấy một trong số các dấu hiệu sau thì mẹ bầu nên nhập viện và có sự can thiệp y khoa ngay.
 
Ra máu ở 3 tháng cuối thai kỳ. Rỉ máu âm đạo khi mang thai chỉ bình thường khi mẹ bầu thấy các chấm máu ở 3 tháng đầu. Còn khi đã vào giai đoạn cuối của thai kỳ mà thấy có máu, mẹ nên đến bệnh viện ngay, đó có thể là dấu hiệu của sinh non.
 
Ra nước ối. Nếu thấy dịch âm đạo bất ngờ ra nhiều, rỉ rả hoặc ồ ạt thì 100% mẹ bầu nên nhập viện ngay. Đặc biệt khi dịch này có mùi tanh, hơi nhớt. Ra nước ối sớm là dấu hiệu của sa dây rau, có thể gây sinh non, hoặc thậm chí là nhiễm trùng do vỡ ối sớm.
 
Thai nhi cử động ít hơn bình thường. Trong 3 tháng cuối, nếu thai nhi cử động dưới 10 lần trong 2 tiếng đồng hồ thì nên đến bệnh viện. Bắt đầu từ tháng thứ 6, mẹ bầu nên theo dõi và ghi chú tần suất cử động của thai. Việc ghi chú này sẽ giúp mẹ phát hiện ra bất thường nếu số lần cử động đột ngột giảm.
 
Đau dữ dội ở bụng dưới và tử cung. Nếu cơn đau khác với đau lưng hay nặng bụng thì nên đến bệnh viện ngay. Đặc biệt khi cơn đau dữ dội này xảy ra trước tuần thứ 37 và lặp đi lặp lại có chu kỳ. Vì có thể là dấu hiệu báo sinh non.
 
Nên khám thai thường xuyên để tránh bất cứ bất thường nào

 
 Khi nào nên nên nhập viện để mổ?
 
Thông thường thì việc lên bàn mổ sớm hay chờ chuyển dạ sẽ tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi mẹ bầu mà bác sĩ có chỉ định riêng. Ở những tuần cuối cùng, bác sĩ sẽ dựa vào sức khoẻ của mẹ và thai nhi, tình hình vết mổ cũ để đưa ra lời khuyên về thời gian sinh. Nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
 
Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa sản, nếu thai phát triển khoẻ mạnh và cơ thể mẹ ổn định, thì khoảng tuần thai thứ 39 các mẹ có thể lên bàn mổ lần 2.
 
Bác sĩ sẽ cho lời khuyên thời điểm thích hợp để lên bàn mổ lần 2
 

 

 

Còn trong trường hợp cơ thể mẹ không đủ sức khoẻ và có tiền sử gặp rắc rối khi mang thai như thai ngoài tử cung, sinh non,… thì có thể mổ sinh con vào tuần thứ 38. Thai nhi sau tuần 37 đã có thể tự thở và sống được ở môi trường bên ngoài. Đợi đến tuần thứ 39 sẽ chắc chắn hơn cho sự phát triển của bé khi lớp mỡ dưới da bé đủ dày để làm ấm cơ thể.
 
Các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyên không nên để quá lâu hơn tuần thứ 39. Vì có thể thai phát triển quá lớn, khó sinh và làm căng bục vết mổ cũ. Chưa kể nếu đợi đến khi chuyển dạ thì mẹ bầu còn phải chịu nỗi đau nhân đôi, đau chuyển dạ và đau khi mổ.
 
 

Lưu ý khi sinh mổ lần 2
 
 
  Nên thông báo tình hình vết mổ để bác sĩ có thể can thiệp kịp thời

 

 

Bên cạnh việc lo lắng sinh mổ lần 2 nên nhập viện khi nào, các mẹ bầu cũng phải đặc biệt lưu ý trong quá trình mang thai và sinh con. Bởi vì so với mổ lần 1, sinh mổ lần 2 chứa đựng nhiều sự nguy hiểm hơn.
 
Khi thăm khám trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên cho bác sĩ biết về việc đã từng sinh mổ và sức khoẻ hiện tại, cả tình trạng vết mổ. Nếu có những bất thường ở lần sinh đầu tiên, mẹ bầu cũng phải thông báo để bác sĩ được chuẩn bị và có sự chú ý.
 
.theasianparent.com
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
5 lầm tưởng phổ biến về vô sinh được các chuyên gia vạch trần
Chị em kinh nguyệt không đều có dễ mang thai không?
Sau tuổi 25, những phụ nữ có 3 đặc điểm này dễ mắc ung thư cổ tử cung hơn hẳn những người khác
Bí quyết dễ thụ thai tự nhiên và nhanh chóng trong vòng 2 tháng
3 cách phát hiện sớm nhất ung thư buồng trứng
Chậm kinh và những cách chữa tự nhiên hiệu quả nhất
Những dấu hiệu ngầm tiết lộ cho chị em biết đây là những ngày có khả năng thụ thai cao nhất
10 cách dễ thụ thai mà các cặp vợ chồng nên biết
Cấy que tránh thai thời điểm nào là tốt nhất?
Bụng dưới căng tức có phải có thai không?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email