Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Tin hoạt động Hội
Hội nghị Tăng cường triển khai Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em
Ngày cập nhật:  09/05/2019 10:03:45
Năm 2020, toàn quốc sử dụng Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em

Sau nhiều năm thí điểm, đến nay, Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em đã trở thành công cụ duy nhất tích hợp được nhiều khía cạnh thông tin trong theo dõi sức khỏe của mẹ và con. Do đó, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đặt mục tiêu tới năm 2020 sẽ triển khai sử dụng Sổ này trên toàn quốc. 

TS. Trần Đăng Khoa - Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em  phát biểu tại Hội nghị

Thông tin được TS. Trần Đăng Khoa - Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em chia sẻ tại hội nghị tăng cường triển khai Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em (gọi tắt là Sổ) diễn ra tại Hà Nội chiều 8/5.

Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em là cuốn sổ theo dõi, chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh cho bà mẹ và trẻ em từ khi mang thai đến khi trẻ 6 tuổi.

Đến nay, cả nước đã có hơn 53 tỉnh, thành phố đang thực hiện triển khai Sổ. Trong đó, phần lớn các tỉnh đã áp dụng Sổ trên quy mô toàn tỉnh, nhận được sự ủng hộ của người dân.

Quang cảnh Hội nghị

Tại xã Lũng Phù (Mèo Vạc, Hà Giang), bà Đỗ Thị Quỳnh – công tác tại Trạm y tế xã Lũng Phù cho biết, sau 10 năm triển khai, hơn 85% bà mẹ đã có thói quen mang theo Sổ khi đi khám; kiến thức về thời kỳ mang thai và chăm sóc cho trẻ của các bà mẹ tăng lên rõ rệt; hơn 90% bà mẹ đi khám thai ít nhất 3 lần,… Nhận thấy lợi ích mà cuốn sổ mang lại, bà Quỳnh bày tỏ mong muốn tiếp tục được hỗ trợ để tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em trong những năm tiếp theo.

Còn tại 4 tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Thanh Hóa, An Giang, Sổ đã chứng minh được lợi ích và vai trò của mình trong chăm sóc sức khỏe mẹ và con khi được triển khai trên toàn tỉnh. Theo TS. Trần Đăng Khoa, Sổ giúp theo dõi việc chăm sóc liên tục và có hệ thống tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe của địa phương cho cả mẹ và con từ khi sinh ra; theo dõi quá trình phát triển của trẻ nhỏ, can thiệp dự phòng khi cần cần thiết; đưa ra các con số thống kê báo cáo chính xác. Đặc biệt, Sổ giúp giảm bớt gánh nặng cho cán bộ y tế cơ sở khi giảm bớt các giấy tờ trùng lặp như phiếu khám thai, phiếu tiêm chủng,…

Đại diện JICA chia sẻ kinh nghiệm triển khai Sổ theo dõi bà mẹ- Trẻ em tại Việt Nam

Theo TS. Trần Đăng Khoa, đây là tiền đề để Bộ Y tế quyết tâm mở rộng áp dụng Sổ tại 63 tỉnh, thành trên toàn quốc vào năm 2020.

Mẫu Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em của Bộ Y tế


Các đại biểu chụp lưu niệm tại Hội nghị

Để Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em được triển khai đồng bộ, TS. Trần Đăng Khoa cho biết Bộ Y tế sẽ sớm ban hành Quyết định sử dụng Sổ thay thế các loại sổ khám bệnh, sổ y bạ, sổ khám thai và phiếu tiêm chủng trong theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Song song với việc duy trì Sổ giấy, Bộ cũng sẽ triển khai mạnh mẽ số hóa Sổ thông qua phiên bản điện tử, trở thành một phần không thể tách rời của hồ sơ quản lý sức khỏe nhân dân.

In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Chẩn năng lực cơ bản của hộ sinh Việt Nam
Tăng cường năng lực cho điều dưỡng và hộ sinh trong tình hình mới
Bộ Y tế Tổng kết Chương trình hỗ trợ ngân sách Ngành Y tế do EU viện trợ
Ngày Quốc tế Nữ Hộ sinh 5/5: Hơn 115.000 hộ sinh được đào tạo và làm việc ở các địa phương
Hộ sinh – người bảo vệ quyền con người
Ngày Nữ hộ sinh Quốc tế 5/5 tôn vinh nghề thắp lên những mầm sống tương lai
Bộ Y tế Tập huấn về thực hiện hướng dẫn cung cấp dịch vụ thuốc cấy tránh thai tại tỉnh 5 tỉnh phía Nam
Nguy hiểm: Nhiều bà bầu vẫn tự đẻ con tại nhà không có nhân viên y tế hỗ trợ
Hội Nữ hộ sinh: Phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên. tại tỉnh Quảng Ngãi
Phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên.
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email