Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Khắc phục tình trạng sức khoẻ sau khi cắt bỏ tử cung thế nào?
Ngày cập nhật:  25/07/2022 08:52:48
Phụ nữ có thể phải cắt bỏ tử cung vì nhiều lý do. Phẫu thuật có thể được sử dụng để điều trị một số tình trạng đau mạn tính, cũng như một số loại ung thư và nhiễm trùng.

 

1. Cắt bỏ tử cung là gì?

Cắt bỏ tử cung là một thủ tục phẫu thuật để loại bỏ tử cung của phụ nữ. Tử cung, còn được gọi là dạ con. Niêm mạc tử cung là nguồn cung cấp máu kinh nguyệt.
 

Mức độ của việc cắt bỏ tử cung khác nhau tùy thuộc vào lý do phẫu thuật.
 

Trong hầu hết các trường hợp, toàn bộ tử cung bị cắt bỏ. Bác sĩ cũng có thể cắt bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng trong quá trình phẫu thuật. Buồng trứng là cơ quan sản xuất estrogen và các hormone khác. Các ống dẫn trứng là cấu trúc vận chuyển trứng từ buồng trứng đến tử cung. Sau khi cắt bỏ tử cung, phụ nữ không còn kinh nguyệt và sẽ không thể mang thai.
 

2. Tại sao phải cắt bỏ tử cung?

Cắt bỏ tử cung ảnh hưởng đến phụ nữ thế nào? - Ảnh 2.

Có nhiều nguyên nhân và các loại cắt bỏ tử cung.


2.1 Vì sao phải tiến hành 
cắt bỏ tử cung?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phải cắt bỏ tử cung:

  • Đau vùng chậu mạn tính
  • Chảy máu âm đạo không kiểm soát được
  • Ung thư tử cung, cổ tử cung hoặc buồng trứng
  • U xơ tử cung không thể kiểm soát, là những khối u lành tính phát triển trong tử cung
  • Bệnh viêm vùng chậu - một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng của cơ quan sinh sản
  • Sa tử cung, xảy ra khi tử cung tụt xuống qua cổ tử cung và nhô ra khỏi âm đạo
  • Lạc nội mạc tử cung - rối loạn trong đó lớp nội mạc tử cung phát triển bên ngoài khoang tử cung, gây đau và chảy máu
  • U tuyến, là tình trạng lớp niêm mạc bên trong tử cung phát triển thành các cơ của tử cung
  • Chảy máu tử cung, đôi khi có thể xảy ra sau khi mang thai
     

2.2 Các loại cắt bỏ tử cung

Có một số kiểu cắt bỏ tử cung khác nhau.

Cắt bỏ một phần tử cung: Trong phẫu thuật cắt tử cung bán phần, bác sĩ chỉ cắt bỏ một phần tử cung

Cắt bỏ toàn bộ tử cung: Trong quá trình cắt tử cung toàn bộ, bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ tử cung, bao gồm cả cổ tử cung.

Cắt tử cung và cắt bỏ vòi trứng: Trong quá trình cắt tử cung và cắt vòi trứng, bác sĩ sẽ cắt bỏ tử cung cùng với một hoặc cả hai buồng trứng và ống dẫn trứng. Có thể cần liệu pháp thay thế hormone nếu cả hai buồng trứng đều bị cắt bỏ.
 

2.3 Các biện pháp thay thế cho việc cắt bỏ tử cung

Cắt bỏ tử cung là một phẫu thuật phổ biến, an toàn và ít rủi ro. Nhưng cắt bỏ tử cung có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho tất cả phụ nữ. Không nên cắt tử cung khi vẫn muốn có con trừ khi không có lựa chọn thay thế nào khác vì sự an toàn của phụ nữ.
 

Nhiều tình trạng có thể được điều trị bằng cách cắt bỏ tử cung cũng có thể được điều trị theo những cách khác, chẳng hạn như để quản lý và điều trị lạc nội mạc tử cung bao gồm:
 

  • Liệu pháp hormone
  • Uống thuốc tránh thai
  • Thuốc giảm đau
  • Phẫu thuật nội soi
  • Phẫu thuật bụng
  • Phẫu thuật cắt dây thần kinh vùng chậu
  • Thuyên tắc động mạch tử cung, được sử dụng để điều trị chảy máu do u xơ tử cung
  • Cắt bỏ nội mạc tử cung, là một thủ thuật phá hủy lớp niêm mạc của tử cung nhằm giảm bớt tình trạng chảy máu nhiều
  • Nong và nạo loại bỏ mô từ bên trong tử cung
     

Trong một số trường hợp, cắt bỏ tử cung rõ ràng là lựa chọn tốt nhất. Đây thường là lựa chọn duy nhất để điều trị ung thư tử cung hoặc cổ tử cung. Điều quan trọng là phải thảo luận về các lựa chọn của bạn với bác sĩ và xác định lựa chọn tốt nhất cho tình trạng cụ thể.
 

3. Cắt bỏ tử cung được thực hiện như thế nào?

Cắt bỏ tử cung ảnh hưởng đến phụ nữ thế nào? - Ảnh 4.

Phẫu thuật nội soi cắt tử cung hoàn toàn tại khoa Phụ sản - Bệnh viện ĐK Đức Giang.


Cắt bỏ tử cung có thể được thực hiện theo nhiều cách. Tất cả các phương pháp đều yêu cầu gây tê cục bộ hoặc tổng quát.
 

Thuốc gây mê toàn thân sẽ giúp bệnh nhân ngủ trong suốt quá trình để không cảm thấy đau đớn.
 

Thuốc gây tê cục bộ sẽ làm tê cơ thể dưới vòng eo, nhưng bệnh nhân sẽ vẫn tỉnh táo trong suốt cuộc phẫu thuật. Loại thuốc mê này đôi khi sẽ được kết hợp với thuốc an thần, giúp người bệnh cảm thấy buồn ngủ và thư giãn trong suốt quá trình phẫu thuật.
 

Cắt tử cung từ bụng: Trong phẫu thuật cắt tử cung ở bụng, bác sĩ sẽ mở một vết cắt lớn ở bụng có thể dọc hoặc ngang. Cả hai loại vết mổ đều có xu hướng lành tốt và ít để lại sẹo.
 

Cắt tử cung qua âm đạo: Trong phẫu thuật cắt tử cung qua đường âm đạo sẽ vết rạch nhỏ bên trong âm đạo., không có vết cắt bên ngoài. Vì vậy sẽ không có bất kỳ vết sẹo nào.
 

Cắt tử cung bằng nội soi: Trong quá trình cắt tử cung nội soi, bác sĩ sử dụng một dụng cụ nhỏ gọi là nội soi ổ bụng. Nội soi là một ống dài, mỏng với ánh sáng cường độ cao và một camera có độ phân giải cao ở phía trước. Dụng cụ được đưa vào qua 3 - 4 vết rạch ở bụng, bác sĩ sẽ cắt tử cung thành nhiều mảnh nhỏ và loại bỏ từng mảnh một.
 

4. Những rủi ro của việc cắt bỏ tử cung

Cắt bỏ tử cung được coi là một thủ thuật khá an toàn nhưng cũng như tất cả các cuộc phẫu thuật lớn khác đều có những rủi ro đi kèm. Một số phụ nữ có thể có phản ứng bất lợi với thuốc gây mê. Ngoài ra còn có nguy cơ chảy máu nhiều và nhiễm trùng xung quanh vết mổ.
 

Các rủi ro khác bao gồm tổn thương các mô hoặc cơ quan xung quanh bọng đái, ruột, mạch máu. Những rủi ro này rất hiếm nhưng nếu xảy ra có thể cần phẫu thuật lại thứ hai.
 

5. Phục hồi sau phẫu thuật cắt bỏ tử cung

Tùy thuộc vào hình thức cắt bỏ tử cung, người bệnh có thể nằm viện từ 1 - 5 ngày được cho dung thuốc giảm đau và theo dõi các dấu hiệu quan trọng, chẳng hạn như nhịp thở và nhịp tim.
 

Khuyến khích người bệnh đi bộ xung quanh bệnh viện càng sớm càng tốt giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông ở chân.
 

Nếu đã phẫu thuật cắt tử cung qua đường âm đạo, âm đạo sẽ được băng kín bằng gạc để kiểm soát máu chảy và sẽ được tháo gạc trong vòng vài ngày sau khi phẫu thuật. Nhưng có thể thấy dịch tiết ra từ âm đạo có máu hoặc hơi nâu trong vài ngày sau đó.
 

Khi ra viện, điều quan trọng là người bệnh phải tiếp tục đi bộ, có thể đi bộ xung quanh trong nhà hoặc xung quanh khu phố của bạn. Nhưng nên tránh thực hiện một số hoạt động nhất định trong quá trình hồi phục như đẩy và kéo các đồ vật, nâng vật nặng, uốn cong người và quan hệ tình dục.
 

Nếu đã phẫu thuật cắt tử cung qua đường âm đạo hoặc nội soi, có thể trở lại hầu hết các hoạt động bình thường của mình trong vòng 3 - 4 tuần. Thời gian hồi phục sẽ lâu hơn một chút nếu đã phẫu thuật cắt bỏ tử cung ở bụng trong khoảng 6 - 8 tuần.
 

6. Điều gì sẽ xảy ra sau khi cắt bỏ tử cung?

Cắt bỏ tử cung ảnh hưởng đến phụ nữ thế nào? - Ảnh 5.

Sau cắt tử cung, phụ nữ cũng có nhiều cảm xúc do một số tác dụng phụ. Ảnh minh họa


Sau khi cắt bỏ tử cung, phụ nữ sẽ không còn kinh nguyệt và không thể mang thai. Các triệu chứng khó chịu trước khi phẫu thuật sẽ không còn nhưng cũng có thể cảm thấy các tác dụng phụ về mặt tinh thần sau khi cắt bỏ tử cung.
 

Trong khi nhiều người cảm thấy nhẹ nhõm khi cắt bỏ tử cung, thì một số phụ nữ khác khi thấy mất khả năng mang thai hoặc không còn kinh nguyệt cảm thấy tinh thần không tốt.
 

Nếu cắt tử cung trước khi mãn kinh và cắt bỏ buồng trứng, phụ nữ sẽ bắt đầu mãn kinh. Nếu vẫn giữ buồng trứng, phụ nữ có thể mãn kinh ở độ tuổi trẻ hơn trung bình.
 

6.1 Tác dụng phụ ngắn hạn

Các tác dụng phụ ngắn hạn có thể xảy ra trong hoặc trong những ngày và tuần sau khi cắt bỏ tử cung. Những điều này thường là tạm thời và có thể bao gồm:

  • Đau đớn
  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng
  • Viêm phổi
  • Bàng quang
  • Táo bón
  • Cục máu đông ở chân hoặc phổi
  • Mất cảm giác đi tiểu

Mặc dù những tác dụng phụ này có thể chỉ là tạm thời, nhưng điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra sau khi phẫu thuật.
 

6.2 Tác dụng phụ lâu dài

Các tác dụng phụ lâu dài có thể phát triển vài tháng hoặc vài năm sau khi cắt bỏ tử cung. Những tác dụng phụ này có thể bao gồm:

  • Phù bạch huyết, tích tụ chất lỏng ở chân hoặc bụng
  • Yếu cơ hoặc dây chằng hỗ trợ âm đạo, bàng quang và trực tràng
  • Âm đạo bị ngắn
  • Tắc ruột do mô sẹo
     

Nhiều khi, những tác dụng phụ lâu dài này có thể được giảm bớt do được điều trị. Vì vậy, cần cho bác sĩ biết về bất kỳ tác dụng phụ nào mà đang phải đối mặt để bác sĩ có hướng điều trị kịp thời và hợp lý.

suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Hội chứng tiền kinh nguyệt: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Biến đổi xơ nang tuyến vú có nguy hiểm không, khi nào cần gặp bác sĩ?
Nhau bám mặt trước và những điều mẹ bầu cần chú ý, đặc biệt thai phụ nhóm máu O
Đa nang buồng trứng và nguy biến khó lường
Tiêm vắc xin trước và trong khi mang thai: Nhiều mẹ bầu còn chủ quan
Ung thư vú di căn khi nào và người bệnh cần làm gì?
Số lượng nang trứng nói lên điều gì về khả năng sinh sản?
Sa sinh dục và những hệ lụy không phải ai cũng biết
Mẹ bầu đừng chủ quan với các triệu chứng tiền sản giật nguy hiểm này
Tìm hiểu về bệnh pemphigus – bóng nước tự miễn ở phụ nữ mang thai
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email