Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Rách âm đạo trong khi sinh: Những điều mẹ cần biết để chăm sóc sức khỏe sau sinh
Ngày cập nhật:  23/09/2021 08:58:07
Rách âm đạo là tình trạng khá phổ biến mà các mẹ gặp phải khi chuyển dạ để em bé ra đời dễ dàng hơn. Để loại bỏ nỗi lo mẹ cần biết tường tận về vấn đề này cũng như cách chăm sóc vết rách sau sinh.
 

Mọi người phụ nữ khi mang thai đều cần biết trước nguy cơ về vấn đề này và đừng quá lo lắng về nó bởi vì đây điều hay xảy ra với các bà bầu trong quá trình chuyển dạ. Rách âm đạo không quá đáng lo nếu bạn biết những điều này.

Thế nào là rách âm đạo khi sinh?

Rách âm đạo khi sinh con là vết rách ở vùng đáy chậu hay con gọi là tầng sinh môn (khu vực ở giữa âm đạo và trực tràng). Khi chuyển dạ sinh con, âm đạo phải kéo giãn đủ rộng để cho em bé có thể đi ra ngoài. Đối với một số sản phụ, việc âm đạo kéo gianx không gây bất cứ vấn đề gì, nhưng cũng có người gặp phải tình huống rách âm đạo.

rach am dao


Hầu hết các bà mẹ sinh con đầu lòng sẽ có khả năng gặp vấn đề này nhiều hơn so với những bà mẹ từng sinh con, vì các bộ phận sinh dục ít linh hoạt hơn. Những yếu tố khác làm cho âm đạo bị rách chính là mẹ bầu tăng cân quá nhiều hoặc chuyển dạ nhanh khiến các mô có ít thời gian để thích ứng hay kéo giãn để em bé chui ra ngoài. Ngoài ra, ngôi thai cũng là nguyên nhân khiến bạn rách âm đạo, nhất là ngôi thai mông (đầu hướng lên trên, mông hướng xuống dưới) gây nhiều sức ép lên âm đạo của người mẹ.

Các mức độ rách

Có 4 mức độ rách nhưng ở mức độ nào mẹ bầu cũng chịu đau. Khi bị rách mẹ bầu sẽ phải khâu một số mũi và các cơ co thắt hậu môn cũng bị ảnh hưởng.

Mức độ 1: Vết rách chỉ dài đến thành âm đạo, không ảnh hưởng đến cơ. Khi đó, bác sĩ thường chỉ định không lại âm đạo bằng 1 vài mũi để cố định.

Mức 2: Vết rách này thường xuyên nhất, gây ảnh hưởng đến thành âm đạo và sâu 1 chút vào mô của âm đạo. Lúc này, mẹ bầu sẽ phải khâu nhiều mũi hơn và sẽ phải chịu đau hơn nữa.

Mức độ 3: Rách sâu hơn vào âm đạo và các cơ của cơ co thắt hậu môn. Trong trường hợp này, mẹ bầu phải khâu từng lớp riêng biệt, khâu kín lớp cơ để hỗ trợ cơ thắt hậu môn.

Mức độ 4: Vết rách đi sâu, bao gồm tình trạng của cả 3 mức độ trên và rộng qua thành ruột. Vết rách này khá phức tạp cần được chữa trị cẩn thận để không để lại biến chứng. Nhưng may mắn, tình trạng này rất ít khi xảy ra với bà bầu. Trên thực tế, mức độ thứu 3 và thứ 4 chỉ xảy ra khi em bé bị mắc lại ở âm đạo, sinh khó cần phải sử dụng hút chân không và kẹp thai nhi.

rach am dao


Phục hồi sau sinh như thế nào?

Nếu mẹ bầu chỉ bị rách âm đạo ở mức độ 1 hoặc 2, bạn chỉ thấy khó chịu từ 1-2 tuần, đặc biệt là khi ngồi thẳng lưng. Ngoài ra, việc đi vệ sinh hoặc có những hành động gây áp lực xuống bộ phận dưới cơ thể như ho, hắt hơi cũng có thể khiến bạn đau. Vào tuần thứ 2, vết rách sẽ dần liền lại và chỉ khẩu sẽ tự tan đi.

Thế nhưng đối với mẹ bầu rách ở mức độ 3,4 thì việc phục hồi phải mất nhiều thời gian hơn. Cảm giác đau nhức, khó chịu kéo dài từ 3-4 tuần tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Những vết rách nghiêm trọng sẽ làm tổn thương âm đạo, ruột thẳng có thể dẫn đến rối loạn chức năng khung sàn chậu, dạ con và liên quan đến vấn đề bài tiết.

Làm sao để tránh tình trạng rách âm đạo khi sinh con?

Để tránh rách âm hộ, trong quá trình sinh con, mẹ nên cố gắng giữ các tư thế ít gây áp lực lên ruột và sàn âm đạp. Các tư thế nằm nghiêng, tập các động tác squat thẳng lưng. Tư thế đặt tay trên đầu gối và nghiêng người về phía trước có thể làm giảm tình trạnh rách vùng đáy chậu.

rach am dao

Trước sinh khi 4-6 tuần, mẹ nên massage vùng đáy chậu 10-15 phút mỗi ngày để phần dưới âm đạo có thể làm mềm các mô, giúp vùng kín linh hoạt hơn khi chuyển dạ.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Những điều cần biết khi mang thai lần đầu để tốt cho con, khỏe cho mẹ
Những điều cần lưu ý khi tầm soát ung thư cổ tử cung
Cách điều trị tiền sản giật hiệu quả mẹ bầu đã biết chưa?
Tiểu buốt sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị kịp thời
Những điều mẹ cần biết khi mang thai ở tuần thứ 36- giai đoạn em bé sắp chào đời
Những trường hợp nào đang sinh thường phải chuyển sang sinh mổ?
Thai góc tử cung, phẫu thuật ngay tránh nguy hiểm tính mạng
Nhau bám mặt trước và những điều mẹ bầu cần chú ý, đặc biệt thai phụ nhóm máu O
Xuất huyết khi mang thai và những điều mẹ bầu cần lưu ý
Nhiễm trùng nước ối – Mối nguy hiểm lớn của phụ nữ khi mang thai
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email