Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Những điều cần biết về HPV ở nam giới
Ngày cập nhật:  05/06/2023 14:26:06
Virus HPV gây ra mụn cóc sinh dục dẫn đến ung thư không chỉ ở phụ nữ mà cả ở nam giới. Nam giới cần làm gì để tự bảo vệ mình khỏi virus HPV?

 

Virus u nhú ở người (HPV) có hơn 100 loại virus và các loại virus khác nhau xảy ra ở các vị trí khác nhau trên cơ thể. Trong đó HPV loại 6 và 11 gây ra hơn 90% mụn cóc sinh dục ở cả hai giới. HPV loại 16 và 18 gây ra hầu hết các bệnh ung thư liên quan đến HPV.
 

Điều đáng lưu ý là HPV ở nam giới hầu hết đều không có triệu chứng và bất thường đáng kể nào đối với sức khỏe của người nhiễm virus.
 

1. Triệu chứng HPV ở nam giới

Mặc dù hầu hết nam giới bị nhiễm HPV không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, nhưng một số nam giới phát triển khối u hoặc mụn cóc trên dương vật, tinh hoàn, hậu môn, háng, bẹn, lưỡi và miệng.
 

Những điều cần biết về HPV ở nam giới - Ảnh 2.

Một số chủng HPV có nguy cơ cao nhất định có thể gây ra những thay đổi tế bào dẫn đến ung thư.

Mụn cóc sinh dục có thể nhỏ hoặc lớn, bằng phẳng hoặc nổi lên hoặc hình súp lơ. Chúng có thể xuất hiện dưới dạng một vết sưng hoặc một nhóm vết sưng ở khu vực xung quanh dương vật, hậu môn hoặc bộ phận sinh dục. Về cơ bản, những mụn cóc này thường không đau nhưng gây mất thẩm mỹ.
 

HPV không phải là ung thư, nhưng virus HPV có thể gây ra những thay đổi trong cơ thể dẫn đến ung thư và có thể khó chẩn đoán ung thư trong nhiều năm sau khi một người bị nhiễm virus vì những thay đổi trong tế bào chứa virus phát triển rất chậm.
 

Một số chủng HPV có nguy cơ cao nhất định dễ gây ra những thay đổi tế bào dẫn đến ung thư, đó là lý do tại sao cần chú trọng theo dõi bất kỳ triệu chứng mới nào. Các triệu chứng của bệnh ung thư liên quan đến HPV ở nam giới sẽ giống như khi bệnh ung thư do nguyên nhân khác gây ra.
 

Triệu chứng ung thư hậu môn
 

Đa phần người bệnh ung thư hậu môn giai đoạn đầu không biểu hiện triệu chứng. Một số người xuất hiện triệu chứng chảy máu bất thường, ngứa hậu môn, cảm nhận có khối u ở hậu môn, thường cảm thấy nhạy cảm hoặc đau nhức vùng hậu môn, thay đổi thói quen vệ sinh như: đi tiêu tiểu bất thường, són phân, táo bón, ra dịch bất thường ở hậu môn, các hạch bạch huyết vùng háng hoặc hậu môn bị sưng.
 

Triệu chứng ung thư dương vật
 

Triệu chứng ung thư dương vật chủ yếu biểu hiện ở vết loét, viêm nhiễm bất thường, tiết dịch mủ có mùi hôi, chảy máu bất thường dương vật hoặc dưới bao quy đầu, sưng đau dương vật, hạch ở bẹn...
 

Triệu chứng ung thư vòm họng
 

Một số triệu chứng bao gồm: Đau tai hoặc cổ họng, có khối u ở cổ, khó nuốt cảm giác như có gì đó mắc trong cổ họng, thay đổi giọng nói, giảm cân không rõ nguyên nhân, ho, hụt hơi, ngạt và tắc mũi kéo dài...
 

2. Con đường lây lan virus HPV

Đối với cả nam và nữ giới, HPV lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp và thân mật như quan hệ tình dục. Virus lây lan từ người này sang người khác qua quan hệ tình dục bằng miệng, hậu môn hoặc âm đạo hoặc nếu da của người khác chạm vào.
 

Nếu bị nhiễm virus HPV có thể lây lan virus ngay cả khi họ chưa bao giờ có triệu chứng rõ ràng. Một người sẽ có khả năng nhiễm HPV tăng lên do một số yếu tố như:
 

  • Quan hệ tình dục với nhiều người
  • Ở độ tuổi thiếu niên hoặc thanh niên
  • Không cắt bao quy đầu
  • Da bị tổn thương
     

Do đó, nên đi khám nếu xuất hiện bất kỳ loại mụn cóc nào trên bộ phận sinh dục và khi mụn cóc gây khó chịu hoặc đau đớn.

So với những người đàn ông chỉ quan hệ tình dục với phụ nữ, những người đàn ông quan hệ tình dục đồng giới có nhiều khả năng phát triển ung thư hậu môn liên quan đến HPV.

Nam giới có hệ thống miễn dịch suy yếu do HIV hoặc các lý do khác có nguy cơ mắc ung thư hậu môn liên quan đến HPV cao hơn những người khác. Nam giới nhiễm HIV cũng có xu hướng phát triển mụn cóc sinh dục nghiêm trọng hơn và khó điều trị hơn.

3. Điều trị và kiểm soát bệnh

Hiện tại không có sàng lọc định kỳ để chẩn đoán HPV ở nam giới. Tuy nhiên, bác sĩ thường có thể chẩn đoán đánh giá một người có bị nhiễm virus HPV hay không bằng cách kiểm tra mụn cóc đã xuất hiện.

Do không có phương pháp điều trị triệt để nào đối với virus HPV nên việc kiểm soát bệnh tốt rất quan trọng. Bác sĩ có thể điều trị mụn cóc sinh dục bằng thuốc theo đơn hoặc phẫu thuật cắt bỏ.

Phẫu thuật loại bỏ mụn cóc liên quan đến việc đông lạnh hoặc đốt, tùy thuộc vào kích thước, vị trí và hình dạng của mụn cóc. Phương pháp này được gọi là liệu pháp áp lạnh. Tuy nhiên, loại bỏ mụn cóc có thể không ngăn được việc truyền virus sang bạn tình.

Nếu HPV phát triển thành một trong những dạng ung thư phổ biến, bác sĩ hoặc chuyên gia ung thư sẽ điều trị cho người đó bằng sự kết hợp giữa phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

4. Phòng ngừa HPV cho nam giới

Những điều cần biết về HPV ở nam giới - Ảnh 4.

Tiêm vaccine HPV là cách tốt nhất để phòng bệnh.


Tiêm vaccine và sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục có thể làm giảm nguy cơ nhiễm virus HPV. Tuy nhiên, bao cao su không thể bảo vệ hoàn toàn khỏi virus HPV vì virus này có thể xuất hiện ở những vùng mà bao cao su không bao phủ được.
 

Mặc dù không có phương pháp điều trị nào nhưng cách tốt nhất để ngăn ngừa HPV là tiêm vaccine HPV có bảo vệ hiệu quả chống lại virus HPV nguy cơ cao, cũng như các loại virus thường gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Vaccine có thể được tiêm cho tất cả mọi người trong độ tuổi từ 9 đến 45. Trẻ em được khuyến nghị tiêm vaccine vào khoảng 11 hoặc 12 tuổi. Đối với trẻ em từ 9 đến 14 tuổi, vaccine được tiêm hai liều, trẻ lớn hơn cần ba liều vaccine.
 

Vaccine phòng HPV an toàn và hiệu quả. Các nghiên cứu đã báo cáo không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào mà chỉ đau tại chỗ tiêm, sưng tấy, đau đầu.

5. Sống chung với virus HPV thế nào?

Nhiễm trùng HPV thường tự khỏi mà không cần điều trị trong vòng 2 năm. Người ta ước tính rằng 90% trường hợp nhiễm HPV sẽ khỏi với sự trợ giúp của hệ thống miễn dịch mà không gây ra bất kỳ tác hại nào.
 

Tuy nhiên, rất khó điều trị tích cực virus và việc phát triển khả năng miễn dịch có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Một người có khả năng nhiễm HPV trong nhiều năm trước khi được chẩn đoán hoặc gặp các biến chứng.
 

Nếu bị mụn cóc sinh dục nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi điều trị được tình trạng này.
 

Nam giới cần theo dõi bất kỳ thay đổi nào ở bộ phận sinh dục hoặc bất kỳ triệu chứng nào ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục, miệng và cổ họng như cục u, phát ban, tiết dịch và đau nên đi khám càng sớm càng tốt. Nam giới nên đi khám sức khỏe định kỳ và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu nhận thấy mụn cóc sinh dục hoặc các triệu chứng bất thường khác.

suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bệnh lây qua đường tình dục có chữa được không?
Dậy thì sớm ở trẻ em và những điều cha mẹ tuyệt đối không nên lơ là
Những rủi ro nghiêm trọng khi các cô bé 'ăn chưa no, lo chưa tới' đã sớm làm mẹ
Nữ sinh lớp 7 sinh con: Bác sĩ cảnh báo về những nguy cơ sức khoẻ nghiêm trọng
Nam giới có nguy cơ vô sinh vì thói quen không ngờ này
Điều trị và phòng ngừa bệnh lý trẻ dậy thì sớm để con phát triển toàn diện
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có gây vô sinh không?
Hẹp bao quy đầu có ảnh hưởng đến khả năng tình dục ở nam giới?
6 điều cần làm sau thắt ống dẫn tinh để sớm phục hồi
Con gái 7 tuổi dậy thì sớm, mẹ chia sẻ 3 sai lầm cần từ bỏ sớm để "cứu con"
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  30/12/2024- Hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ, mẹ bầu nên biết
  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
Xem tất cả
Liên kết email