Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Tuổi dậy thì
Ngày cập nhật:  03/12/2009 10:04:13
Tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn. Trong giai đoạn này có rất nhiều sự thay đổi về mặt thể chất và sinh lý.


Các thay đổi về cơ thể và sinh lý ở bạn trai

Tuổi dậy thì đối với nam thường từ 13 đến 19 tuổi và có các biểu hiện sau:

•    Cơ thể phát triển nhanh, đặc biệt là chiều cao
•    Vai rộng ra
•    Mọc ria mép, lông mu và lông nách
•    Giọng nói thay đổi
•    Tuyến mồ hôi sẽ bắt đầu sản xuất mùi hương đặc trưng của cơ thể
•    Dương vật và tinh hoàn lớn dần lên
•    Bắt đầu mộng tinh khi ngủ, có khả năng thụ thai

Các thay đổi về cơ thể và sinh lý ở bạn gái

Tuổi dậy thì đối với nữ thường từ 11 đến 18 tuổi và có các biểu hiện như sau:

•    Ngực phát triển
•    Mông nở, các đường cong của cơ thể bắt đầu hình thành
•    Mọc lông mu và lông nách
•    Nổi mụn trứng cá ở mặt
•    Tuyến mồ hôi sẽ bắt đầu sản xuất mùi hương đặc trưng của cơ thể
•    Âm đạo bắt đầu tiết dịch trong hoặc hơi trắng
•    Bắt đầu có kinh nguyệt và có khả năng có thai
•    Trứng bắt đầu được phóng thích trong cơ thể bạn, nghĩa là bạn có khả năng mang thai khi quan hệ tình dục không an toàn vì thế bạn cần thận trọng
•    Cơ thể phát triển đầy đặn hơn, biểu hiện ở chiều cao của bạn

Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì:

-    Tâm lý thích thử nghiệm, tò mò và thích khám phá, do vậy khi không được cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ, các bạn rất dễ có những hành động gây hậu quả tới tương lai của bản thân.
-    Có bạn tự hào, sung sướng khi có tầm vóc cao lớn, có bạn tự ti khổ tâm vì hình dáng thấp bé và bộ mặt trẻ con của mình.
-    Tâm lý thích được độc lập, khó chịu khi bị chăm sóc, chỉ dẫn quá tỉ mỉ, vụn vặt nhất là của cha mẹ.
-    Thích chơi với bạn bè, thích đi chơi, con trai quan tâm đến các cuộc phiêu lưu kỳ quặc.
-    Có lòng tự trọng cao, dễ bị chạm tự ái, phản ứng mạnh khi bị xem là “con nít”. Ngược lại các bạn sẽ rất phấn khởi khi được tôn trọng, đối xử như người lớn.
-    Đôi khi một số bạn tỏ ra rất bướng bỉnh, nói ngang, thách thức, bất cần.
-    Luôn có xu hướng tìm đến đối tượng khác giới, bắt đầu quan tâm đến bạn khác giới và thích được người khác giới chú ý đến mình.
-    Trong quan hệ bạn bè khác giới, lần đầu tiên xuất hiện cảm xúc giới tính mới lạ, bất ngờ.
-    Các bạn gái thích ngắm nghía trước gương, quần áo “mốt” mới…Các bạn trai thích các kiểu áo quần lập dị, có hành vi khác thường để thu hút sự chú ý của người khác giới.
-    Thích đọc sách về các mối tình say đắm, xem phim về tình yêu… Tự tạo nên những rung động yêu đương trong tưởng tượng và suy nghĩ.
-    Tâm trạng đan xen những cảm xúc đa dạng


 

Trích từ bộ tài liệu chương trình sáng kiến SKSS VTN/TN (UNFPA)
In ấn |   Gửi đi
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email