Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Mẹ ơi, con sinh ra từ đâu?
Ngày cập nhật:  22/05/2020 08:30:55
Tôi rất đau đầu, con chưa đủ lớn để hiểu về sự kết hợp mang tính sinh học giữa đàn ông và đàn bà, chuyện giới tính sâu đến như thế. Mất cả đêm suy nghĩ, sáng hôm sau, tôi cũng tìm ra được cách để nói chuyện với con mình sao cho hợp lý nhất.



Buổi tối hôm đó, khi hai mẹ con đang nằm chơi, cô con gái 12 tuổi của tôi đột nhiên quay sang nói nhỏ: “Mẹ ơi, con được sinh ra từ đâu hả mẹ?”.

Câu hỏi ấy khiến tôi giật mình. Thú thật, tôi vẫn đọc những tình huống đó trên mạng, câu hỏi này cũng không có gì mới mẻ với những người làm mẹ, nhưng lúc đó, tôi có chút bối rối thực sự. Con gái tôi mới 12 tuổi, tôi loay hoay không biết sẽ phải nói với con như thế nào để cho con hiểu, vừa tinh tế, vừa đủ lượng thông tin để khiến con cảm thấy hài lòng với câu trả lời đó.

Lúc ấy, tôi đã hơi hoảng và rồi tôi nhẹ nhàng nói với con rằng: “Tối mai, có thời gian hơn, mẹ sẽ nói với con về chuyện này nhé”.

 
"Mình được sinh ra từ đâu nhỉ?"



Thực ra, đó là kế hoãn binh của tôi bởi vì chính tôi cũng cần phải trang bị kiến thức cho điều này. Đêm đó, khi con đi ngủ, tôi bắt đầu lên mạng để tìm hiểu cách mà những bà mẹ khác sẽ trả lời con mình trong tình huống này. Có vẻ như khá nhiều người chọn cách “đánh trống lảng” hoặc đưa ra một lời giải đáp kiểu như: Mẹ nhặt được con về từ bãi rác, có con cò lớn quắp con đến và thả ở cửa nhà mình nên mẹ đã nuôi con…

Tôi đã phân vân rất nhiều. Ở tuổi của con gái tôi, những câu trả lời như thế này chắc chắn sẽ không thuyết phục hoặc thậm chí còn làm con bị tổn thương vì nghĩ mình được nhặt về. Khi con đã hỏi, nghĩa là con có rất nhiều sự tò mò cần giải đáp, trả lời bằng cách như vậy tôi nghĩ không phải là một cách hay.

Nhưng tôi cũng rất đau đầu, con chưa đủ lớn để hiểu về sự kết hợp mang tính sinh học giữa đàn ông và đàn bà, chuyện giới tính sâu đến như thế. Nói ra tôi sợ lại nhạy cảm quá… Mất cả đêm suy nghĩ, sáng hôm sau, tôi cũng tìm ra được cách để nói chuyện với con mình sao cho hợp lý nhất.

Và rồi, buổi tối hôm đó…

Hai mẹ con lại nằm trên giường và tôi bắt đầu gợi lại câu chuyện:

“Hôm qua con có hỏi mẹ, con được sinh ra từ đâu đúng không? Giờ mẹ sẽ nói cho con nghe nhé:

Không chỉ con, mà tất cả những bạn nhỏ khác trên đời đều được sinh ra từ sự kết hợp của một người đàn ông và một người phụ nữ. Hai người họ yêu thương nhau và cùng nhau tạo nên một đứa con của mình.

Ví dụ như bố và mẹ yêu thương nhau rất nhiều. Bố mẹ đã cưới nhau, sau đó bố mẹ kết hợp với nhau. Sự kết hợp này tạo ra 1 bào thai bé như hạt đậu – đó chính là con đấy. Hạt đậu đó phát triển trong bụng của mẹ. Sau 9 tháng, 10 ngày, con chào đời.

Con sẽ có một phần của bố, một phần của mẹ trong cơ thể. Vì thế mới có chuyện nhiều người khen con giống bố, có người lại bảo con giống mẹ đó.

Tóm lại, con có thể hiểu rằng, một đứa trẻ được ra đời là quá trình yêu thương, gắn bó của bố và mẹ. Con sẽ được mẹ mang trong bụng trong 9 tháng, 10 ngày và ra đời trong niềm hân hoan, hạnh phúc của tất cả mọi người”.

Nghe xong lời tôi nói, con bé có vẻ thích thú lắm. Con bé hỏi lại tôi:

-  “Vậy phải có cả bố và mẹ thì con mới được sinh ra ạ?”
-   “Đúng rồi con gái. Phải có sự kết hợp của cả bố và mẹ thì con mới ra đời. Bố sẽ “gửi” phần của bố dành cho con vào trong bụng mẹ, con nằm trong đó, được mẹ ấm ôm, bao bọc trong 1 khoảng thời gian, đợi con đủ cứng cáp để ra đời thôi”.

Con gái tôi rất vui vẻ. Thậm chí con bé còn nói sẽ giải thích điều này cho các bạn được biết. Tôi cũng thở phào nhẹ nhõm vì đã phần nào trả lời thỏa đáng để con hiểu được. Ngày hôm sau, tôi đưa con đi mua một vài cuốn sách về giáo dục giới tính, về những thắc mắc của tuổi con để con tìm hiểu kỹ hơn.

Mình là kết quả của sự “yêu thương” giữa bố mẹ



Tôi cũng nhận ra rằng, 1 câu hỏi tưởng chừng như đơn giản như vậy những cũng cần cha mẹ chúng ta phải có một vài lưu ý:

Không nên lảng tránh, không đưa ra những câu trả lời phi thực tế có thể làm tổn thương con

Nhiều cha mẹ khi được hỏi sẽ chọn cách lảng tránh hoặc từ chối kiểu: “Chuyện này rắc rối lắm, con không hiểu được đâu, bao giờ lớn con sẽ biết”.

Nhưng chính thái độ lảng tránh lại khiến trẻ bị tò mò, có thể sẽ tự tìm hiểu ở những nguồn không lành mạnh khác, dễ dẫn tới suy nghĩ lệch lạc. Nếu bạn thực sự chưa biết phải ứng phó ra sao, hãy chọn cách trì hoãn để tìm hiểu, chuẩn bị thông tin sau đó hãy trao đổi lại với con thay vì không giải đáp thắc mắc của con như vậy.

Bên cạnh đó, việc đưa ra những câu trả lời như: “bố mẹ nhặt con về từ bãi rác”. “con cò ném con ở cửa nhà mình”… sẽ khiến trẻ bị tổn thương, nghĩ rằng mình không phải do bố mẹ sinh ra, sẽ không yêu thương mình nữa. Đây là một cách giải đáp thực sự tệ hại và không nên áp dụng.

Đưa ra câu trả lời tùy theo độ tuổi của con

Cùng một câu hỏi “Con được sinh ra từ đâu”, nhưng nếu một đứa trẻ 3 – 7 tuổi hỏi sẽ khác một đứa trẻ 10 – 14 tuổi và càng khác hơn khi trẻ đã từ 16 – 18 tuổi. Do đó, trong cách giải thích, bố mẹ cũng phải lựa sao cho phù hợp với nhận thức, tư duy của các con ở độ tuổi này.

Nếu trẻ còn quá nhỏ, trong độ tuổi từ 3 – 7 tuổi, khi con hỏi được sinh ra từ đâu, bạn chỉ cần trả lời đơn giản rằng: “Con là do bố mẹ sinh ra, cả bố và mẹ đều rất yêu thương con”. Trẻ ở tuổi này chưa hiểu nhiều vấn đề phức tạp, trẻ chỉ quan tâm đến việc mình có phải là con của bố mẹ không, có được yêu thương không mà thôi. Vì thế, một câu trả lời như vậy là đủ để thỏa mãn trẻ rồi.

Nhưng khi trẻ trong độ tuổi từ 10 – 14 tuổi, bạn cần phải “nâng cấp” câu trả lời của mình lên. Hãy giải thích rằng một đứa trẻ ra đời phải có sự kết hợp của cả bố và mẹ. Bạn cũng đưa ra thông tin về thời gian mang thai để trẻ phần nào hiểu được. Hãy chuẩn bị trước cho con kiến thức về quá trình sinh sản, đi từ việc nở hoa, sinh trái ở thực vật, sau đó là việc sinh con của các loài động vật (cũng phải tùy theo khả năng phát triển và lứa tuổi của con). Điều này giúp con có được một số khái niệm tương đối về quá trình sinh sản.

Khi trẻ lớn hơn nữa, đây là giai đoạn trẻ cũng đã có kiến thức nền cơ bản về giới tính, bạn có thể giải thích cho con trên cơ sơ khoa học. Lưu ý khi giải thích, hãy tránh dùng những từ nhạy cảm, có thể thay thế bằng những từ dễ thương khác cho con đỡ ngại.

Hãy đưa ra câu trả lời phù hợp với độ tuổi của con



Trả lời đơn giản, đúng trọng tâm

Bạn sẽ cảm thấy ngại, ngượng ngùng khi nói về vấn đề tế nhị này với con nhưng hãy nhớ bạn đang nói về điều hết sức bình thường của cuộc sống và trẻ con tiếp nhận thông tin này mà không suy diễn linh tinh như người lớn. Tất nhiên tùy theo mức độ hiểu biết của mình mà con bạn cũng có thể xấu hổ. Dù vậy, hãy cố gắng bình tĩnh, giải thích đơn giản và rõ ràng vì nếu bạn thể hiện sự bất tiện, lúng túng, con có thể nghĩ rằng đây là một điều rất xấu, đáng xấu hổ.

Mua sách giới tính phù hợp với lứa tuổi để tặng con

Bên cạnh lời giải thích của bạn, những cuốn sách có hình minh họa dễ thương, dễ hiểu, phù hợp với độ tuổi của các con cũng là một cách tuyệt vời để cung cấp kiến thức. Tuy nhiên, trước khi mua những sách này làm quà tặng cho con, bạn phải đọc hết nội dung của cuốn sách để đảm bảo sách đó có thông tin tốt, cách giải thích, trình bày hợp lý, không quá với lứa tuổi của con để dẫn đến những nhận thức lệch lạc.


bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bé gái 12 tuổi bị đau bụng dữ dội, ứ kinh vì màng trinh không thủng: Điều cha mẹ cần lưu ý khi con gái đang ở độ tuổi dậy thì
Nam thanh niên phải cắt toàn bộ “cậu nhỏ” chỉ vì lý do rất nhiều trẻ mắc
Mẹ dạy con trai điều gì khi trẻ bước vào tuổi dậy thì?
Ba mẹ có nên cho con uống thuốc tránh thai để điều trị rong kinh tuổi dậy thì?
Dấu hiệu dậy thì ở các bé gái mười hai - tuổi tweens nổi loạn !
Chữa vô sinh nam - Quá trình gian nan của những người mong được làm bố
Điều gì xảy ra khi bạn không quan hệ tình dục?
Vô tình thấy bao cao su trong cặp con gái, mẹ lớn tiếng quát mắng nhưng biết chân tướng mới ân hận xin lỗi
Đàn ông sau khi thắt ống dẫn tinh, tinh trùng sẽ đi đâu?
Rong kinh tuổi dậy thì: Nhận diện sớm - điều trị sớm
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email