Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Trẻ mọc răng bị tiêu chảy có sao không và biện pháp xử lý
Ngày cập nhật:  09/04/2021 14:02:02
Nhiều trẻ mọc răng bị tiêu chảy khiến các bậc phụ huynh lo lắng, liệu dấu hiệu đó có bình thường không? Cùng Bau.vn tìm hiểu nhé!



Trẻ mọc răng mà bị tiêu chảy hay dân gian còn gọi là đi tướt khá phổ biển. Lúc đó, bố mẹ cần chú ý để con đỡ khó chịu hơn nhé!

Tại sao bé bị tiêu chảy khi mọc răng?

Phần lớn các bậc phụ huynh thấy khi con mọc răng sẽ kèm theo tiêu chảy. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh mối liên hệ giữa mọc răng và tiêu chảy.

Có rất nhiều nguyên nhân giả định được đưa ra như trong thời gian này nước bọt tiết ra nhiều khiến trẻ nuốt nhiều, gây xáo trộn sự cân bằng của dạ dày khiến trẻ bị tiêu chảy.
 
trẻ bị tiêu chảy



Ngoài ra, trong giai đoạn mọc răng, nướu bị sưng khiến trẻ luôn khó chịu muốn đưa đồ vật vào miệng ngậm và nhai. Những đồ vật này có thể chứa các vi sinh gây hại cho đường ruột của bé. Khi hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện, cơ thể không đủ khả năng chống lại các vi khuẩn và các tác nhân gây hại, chính vì thế sẽ dẫn đến tình trạng bé bị tiêu chảy.

Trong những năm đầu đời của trẻ rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường ruột hoặc nhiễm trùng tai. Tiêu chảy khi mọc răng là 1 triệu chứng thường gặp nhưng cũng là 1 dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị 1 loại nhiễm trùng khác về đường ruột. Vì vậy, bố mẹ cần phân biệt được tiêu chảy do mọc răng và tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường ruột để kịp thời xử lý.

Phân biệt trẻ bị tiêu chảy do mọc răng và tiêu chảy do nhiễm khuẩn


Trẻ bị tiêu chảy do mọc răng phân lỏng, có mùi chua, không có dịch nhầy hay máu. Tình trạng này thường không kéo dài quá 4 ngày. Ngoài ra, triệu trứng tiêu chảy do mọc răng còn đi kèm với các dấu hiệu như chảy dãi nhiều, hay cho tay hoặc đồ vật vào miệng, không mệt lả hay mất nước. Trẻ mọc răng có thể kèm theo sốt do sưng lợi, nứt lợi. Tuy nhiên, nếu bé tiêu chảy kèm sốt cao trên 39°C thì bạn nên đưa bé đi khám để biết nguyên nhân kịp thời.

Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn sẽ kéo dài hàng tuần, thậm chí một tháng. Phân lỏng, có mùi tanh hoặc chua, sủi bọt, có nhầy, đôi khi kèm theo máu. Khi trẻ tiêu chảy nhiều hơn 4 ngày, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám. Ngoài ra, trường hợp trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn cũng khiến trẻ bị mất nước, cơ thể mệt mỏi, quấy khóc nhiều…

Biện pháp khắc phục với những trẻ mọc răng bị tiêu chảy

1. Giữ vệ sinh để tránh tình trạng tiêu chảy do mọc răng

Khi mọc răng, nướu sưng nên bé rất dễ đưa đồ chơi vào miệng để gặm nhấm. Lúc này, bố mẹ hãy khử trùng sạch sẽ đồ chơi của bé, để tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhậm vào đường ruột.

2. Chế độ ăn uống



Nếu bé bị tiêu chảy do mọc răng, việc điều chỉnh chế độ ăn có thể mang lại một số lợi ích. Các mẹ cho bé uống đủ nước để giữ ẩm cho cơ thể, thêm các loại rau củ như khoai tây, cà rốt, chuối… hỗ trợ kiểm soát tình trạng tiêu chảy.
 
Ngoài ra, nếu bạn cho con uống sữa bò hoặc nước trái cây, hãy ngưng cho trẻ uống cho đến khi hết tiêu chảy.


Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Tình trạng trẻ dậy thì sớm tăng gấp 35 lần so với 10 năm trước: Cảnh báo dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai mà bố mẹ Việt dễ bỏ qua
Xuất hiện những dấu hiệu này khi mắc tay chân miệng, cần đến bệnh viện ngay
Có nên sử dụng thuốc long đờm khi trẻ bị ho hay không? Đây là câu trả lời của chuyên gia
Suy dinh dưỡng ở trẻ: Mẹ phải làm sao đây?
“Đánh bay” nỗi lo trẻ em nôn trớ với 3 nguyên tắc vàng các mẹ nên biết
Thực phẩm giàu DHA tốt cho não bộ, tăng chất xám giúp con thông minh
Không phải thuốc lợi sữa, mẹ hãy áp dụng theo cách tự nhiên này để có nhiều sữa cho con
Bé khò khè có đờm nhưng không ho? mẹ xử lý thế nào?
4 giờ sau sinh, có những sự thật mà không ai nói cho các mẹ bầu biết
Bé 1 tháng tuổi đã mắc giang mai... nguyên nhân, cách phòng ngừa?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email