Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Bà bầu tăng bao nhiêu cân là hợp lý? Cách đo và tính chỉ số BMI chuẩn theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Ngày cập nhật:  04/10/2021 08:38:17
Bà bầu tăng cân hợp lý trong thai kỳ giúp thai nhi có sự phát triển ổn định về sức khỏe. Đồng thời, giúp mẹ dễ dàng giảm cân sau sinh hơn. Để biết được tình trạng cân nặng có phù hợp không, mẹ nên tính chỉ số BMI mang thai.


Chỉ số BMI mang thai xác định cơ thể đang trong tình trạng thừa cân hay béo phì và có phương pháp điều chỉnh. Bởi không phải bà bầu tăng cân càng nhiều càng tốt cho thai nhi. Do đó, bà bầu tăng bao nhiêu cân là hợp lý được nhiều người quan tâm.

Bà bầu tăng cân như thế nào là hợp lý?

Sự tăng cân của bà bầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cân nặng của thai nhi, nhau thai, nước ối, thể tích máu, mỡ tăng… Theo WHO (Tổ chức y tế thế giới) cho biết, sự tăng cân trong thai kỳ được tính dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể BMI của người mẹ trước khi mang thai.

Công thức tính chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao x chiều cao] (m)

Nếu cơ thể mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai (BMI khoảng 18.5 – 24.9) thì mức tăng cân lý tưởng của người mẹ là 10-12kg, cụ thể:

  • 3 tháng đầu thai kỳ: tăng 1kg
  • 3 tháng giữa thai kỳ: tăng 4 – 5kg
  • 3 tháng cuối thai kỳ: tăng 5 – 6 kg

Nếu người mẹ nhẹ cân trước khi mang thai (BMI <18.5): mức tăng cân nên đạt khoảng 25% so với cân nặng trước khi mang thai, khoảng 12.7- 18.3kg.

Nếu mẹ bị thừa cân hoặc béo phì (BMI từ 25 trở lên): mức tăng cân lý tưởng là 15% cân nặng trước khi mang thai, thông thường là 7-11.3kg.

Trong trường hợp người mẹ mang song thai: nên tăng khoảng 16-20.5kg.

ba bau tang can


Chỉ có số BMI mang thai có ý nghĩa gì?

Theo các bác sĩ sản khoa, phụ nữ mang thai hay bình thường khi chỉ số BMI quá cao hoặc quá thấp để tiềm ẩn nguy cơ nhiều bệnh. Khi chỉ số BMI của mẹ bầu quá thấp, quá trình tăng cân quá ít sẽ gây ra tình trạng sinh non, trẻ sinh thiếu cân, không có sữa cho con bú.

ba bau tang can

Ngược lại, nếu tăng cân quá nhiều mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng khó sinh, sinh con quá to dễ dẫn đến các vấn đề tiểu đường, rạn bụng, trĩ, các vấn đề liên quan đến xương chậu. Ngoài ra, mẹ bầu còn thấy khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt, di chuyển, gây chèn ép lên các bộ phận như tim, gan, thận…

Do đó, theo dõi chỉ số BMI khi mang thai là điều cần thiết và quan trọng để mẹ có thể cân đối chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Không nên ăn quá nhiều cũng như quá ít.

Các mẹo để bà bầu tăng cân hợp lý

1. Chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đúng cách giúp mẹ tăng cân kiểm soát, không chỉ có thân hình cân đối mà còn giúp bé phát triển toàn diện. Do đó, mẹ nên điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày đối với các nhóm chất: tinh bột, chất béo, đạm, vitamin, khoáng chất. Ngoài ra, cần ăn nhiều rau xanh, trái cây hằng ngày, những thực phẩm giàu dinh dưỡng như sữa chua, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa. Bổ sung thêm các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám vào trong bữa phụ để có thêm dưỡng chất nuôi dưỡng thai nhi.

ba bau tang can


Với những phụ nữ có chỉ số BMI cao, có thể kiểm soát bằng cách chia nhỏ thành 5-6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa chính. Hạn chế ăn thức ăn nhanh, bánh kẹo, các loại nước ngọt, đồ uống có ga… Ưu tiên chế biến thực phẩm theo cách luộc, hấp và hạn chế đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.

2. Chế độ tập luyện

Ngoài chế độ ăn uống hợp lý thì luyện tập khi mang thai cũng mang lại hiệu quả tuyệt vời cho cả hai mẹ con. Tập luyện vừa phải giúp cung cấp năng lương, cải thiện tuần hoàn máu, ngăn chặn tăng cân mất kiểm soát. Đặc biệt, còn ngăn ngừa tốt các bệnh liên quan đến thai nhi, giảm đau lưng, giảm nguy cơ tiền sản giật, giúp cơ thể nhanh phục hồi và giữ gìn vóc dáng.

ba bau tap yoga


Một số hình thức tập luyện phù hợp nếu mẹ bầu muốn duy trì chỉ số BMI lý tưởng: đi bộ,
chạy bộ, tập yoga bầu, bơi lội, massage thư giãn, các bài tập Kegel hay bài tập cho sàn chậu… Mỗi ngày chỉ cần 40-60 phút chia làm 2 -3 lần tập là bạn đã có cơ thể khỏe mạnh, một thân hình dẻo dai.

Nhìn chung, chỉ số BMI khi mang thai phần nào phản ánh được tình trạng sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi. Nếu muốn biết mình có đang tăng cân hợp lý hay không, hãy thường xuyên tính và theo dõi chỉ số này.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Vai trò của DHA cho bà bầu và những điều mẹ cần biết!
Tổng hợp những cách trị táo bón cho bà bầu không cần dùng thuốc
Nguyên nhân thai phụ sút cân trong 3 tháng đầu mang thai
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên kiêng những gì?
Bà bầu tháng đầu nên ăn gì để tốt cho sức khỏe của mẹ và bé
5 hành động khi mang thai của mẹ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho con
Cách tính tuổi thai và ngày dự sinh
4 điều tuyệt đối cấm để tránh nguy cơ mẹ bầu sinh non
Mẹ bầu không thể bỏ qua các dấu hiệu nhận biết thai đã vào tử cung
Axit Folic - Nguồn khoáng chất mẹ bầu không thể thiếu
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email