Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Bầu mấy tuần thì nghén? Cẩm nang về ốm nghén cho mẹ bầu
Ngày cập nhật:  09/04/2020 10:49:25
Bầu mấy tuần thì nghén? Khi nào hết nghén? Có phải sinh đôi thì ốm nghén sẽ khác? Ốm nghén có nguy hiểm không? Bạn có thể làm gì để giảm ốm nghén. Đây là những câu hỏi chúng ta sẽ trả lời trong bài viết này.
 
Bầu mấy tuần thì nghén?

Ốm nghén là tên gọi của chứng buồn nôn và nôn khi mang thai. Có người buồn nôn thường xuyên, có người buồn nôn cả ngày. Nhưng cũng có người chỉ bị buồn nôn do một số mùi hoặc thực phẩm nhất định.

Ốm nghén thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Nhưng một số bà mẹ cho biết họ cảm thấy buồn nôn ngay khi mang thai 4 tuần (tức là chỉ 2 tuần sau khi thụ thai!). Tuần thứ 4 của thai kỳ là khoảng thời gian kỳ kinh nguyệt của bạn bắt đầu.



Hầu hết phụ nữ có kết quả thử thai dương tính khi mang thai 5 đến 6 tuần (thường là 1 đến 2 tuần sau kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn).

Các triệu chứng có thể bắt đầu xuất hiện từ khoảng 6 tuần. Bạn có thể bị nghén nặng hơn và đạt đỉnh vào khoảng 9 đến 10 tuần. Sau đó nghén giảm dần khi bạn tiến gần hơn đến 12 - 14 tuần.

Khi nào ốm nghén kết thúc?

Đối với nhiều bà bầu, tình trạng ốm nghén bắt đầu cải thiện vào khoảng 12 đến 14 tuần. Hầu hết các bà mẹ sẽ hết triệu chứng nghén vào 16 đến 20 tuần. Nhưng cũng có 10% bị buồn nôn cho đến khi sinh.

Thỉnh thoảng, buồn nôn có thể xuất hiện trở lại trong tam cá nguyệt thứ ba. Đó là khi em bé lớn hơn, gây co thắt dạ dày và ruột của bạn.
 
Có phải sinh đôi thì ốm nghén sẽ khác?

Ốm nghén không bắt đầu sớm hơn nếu bạn mang song thai, nhưng nó có thể nghiêm trọng hơn. Giả thuyết cho rằng các hormone thai kỳ - chẳng hạn như progesterone và gonadotropin màng đệm ở người (HCG) được sản xuất bởi nhau thai - là nguyên nhân ốm nghén.



Nếu bạn đang mang thai song sinh, bạn có lượng hormone này cao hơn.Và do đó bạn có thể bị ốm nghén nặng hơn.

Ốm nghén có nguy hiểm không?

Ốm nghén có thể khó chịu và gây rắc rối trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Nhưng điều tốt là ốm nghén rất hiếm khi gây hại cho bạn hoặc em bé.

Một Nghiên cứu năm 2016 từ Viện sức khỏe quốc gia cho thấy những phụ nữ bị ốm nghén có thể ít bị sảy thai hơn. Ốm nghén có thể chỉ ra rằng một nhau thai khỏe mạnh đang sản sinh ra nhiều hormone hỗ trợ mang thai.

Một tỷ lệ rất nhỏ phụ nữ có một dạng ốm nghén cực độ gọi là hypervesis gravidarum. Tình trạng này bao gồm buồn nôn và nôn nặng, không kiểm soát được.

Nó có thể dẫn đến giảm cân, mất cân bằng điện giải, suy dinh dưỡng và mất nước. Nó có thể gây hại cho bạn và em bé nếu không được điều trị.

Bầu mấy tuần thì nghén và nghén nhiều hay ít? Nếu bạn nôn quá nhiều, không thể ăn hoặc uống, bị sốt, giảm hơn 900gr trong một tuần, hoặc nước tiểu màu sẫm, hãy đi khám bác sĩ.

Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của mẹ và em bé. Bạn cũng sẽ được kiểm soát nôn mửa để cơ thể giữ nước và nuôi dưỡng em bé.
 
Bạn có thể làm gì để giảm ốm nghén 
Ốm nghén là việc hoàn toàn bình thường trong thai kỳ khỏe mạnh. Nhưng bạn không nhất thiết phải chịu đựng nỗi khổ này suốt 3 tháng thai kỳ. Có một số biện pháp bạn có thể làm để giảm ốm nghén:



Ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên (đừng nhịn ăn vì ốm nghén sẽ nặng nề hơn khi bụng đói)
Ăn nhiều protein và carbs (tránh các thực phẩm gây nặng bụng, nhiều dầu mỡ).
Uống trà gừng hoặc nhai kẹo gừng
Uống trà bạc hà hoặc dùng tinh dầu bạc hà khuếch tán
Châm cứu hoặc bấm huyệt
Uống từng ngụm nhỏ chất lỏng trong suốt cả ngày
Ăn bánh quy trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng.
Tránh ngửi mùi mạnh
Ăn các loại thực phẩm mà bạn không phải nấu như bánh sandwich, salad hoặc sinh tố trái cây.
Uống nước chanh hoặc ngửi một ít mùi chanh.
Tránh để cơ thể quá nóng
Tiếp tục tập thể dục như đi bộ, yoga trước khi sinh hoặc bơi lội.
Nghỉ ngơi nhiều hơn khi có thể

Nếu bạn thấy các biện pháp khắc phục này không giúp vấn đề được cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể kê toa bổ sung vitamin B6 hoặc thuốc chống buồn nôn an toàn khi mang thai.
 
Lời kết

Vậy bầu mấy tuần thì nghén? Khoảng từ tuần thứ 6 của thai kì bạn sẽ bắt đầu bị nghén. Nếu bạn đã qua khoảng thời gian này mà không thấy dấu hiệu ốm nghén, chúc mừng bạn! Bạn là một trong số 20 - 30% phụ nữ may mắn không bị ốm nghén khi mang thai.
 
vn.theasianparent.com
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Điều "tế nhị" mọi bà bầu đều rất muốn hỏi bác sĩ nhưng ai cũng ngại nói ra
Mẹ bầu mất ngủ khi mang thai có nên uống thuốc ngủ để cải thiện tình hình?
Những dấu hiệu em bé trong bụng đang 'kêu cứu', mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện kịp thời
Nghe tim thai - Phương pháp giúp mẹ biết vị trí của em bé trong bụng
Mang thai ngoài tử cung thử que có biết không? Dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung
4 cách trị cảm cúm cho bà bầu từ gừng tươi cực hiệu quả
Lưu ý cho bà bầu khi lựa chọn nước rửa tay sát khuẩn trong mùa dịch Covid-19
Xoa dịu nỗi lo lắng của mẹ khi thai 38 tuần bụng chưa tụt xuống
Bà bầu sốt bao nhiêu độ thì nguy hiểm ảnh hưởng đến thai nhi?
Những thói quen mặc đồ không tốt cho bà bầu, ảnh hưởng đến cả thai nhi
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email