Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có gây vô sinh không?
Ngày cập nhật:  28/08/2022 09:22:57
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường mà mỗi người phụ nữ đều phải trải qua. Tuy nhiên, nhiều bạn nữ bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng sức khỏe.

 

 
 

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là tình trạng phổ biến ở các bạn nữ khi bắt đầu có kỳ kinh đầu tiên. Mặc dù không quá nghiêm trọng, nhưng nếu rối loạn kinh nguyệt kèm theo các bệnh phụ khoa sẽ dễ dẫn đến vô sinh.
 

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
 

1. Các dấu hiệu bất thường về rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
 

Kinh nguyệt không theo chu kỳ hàng tháng được gọi là rối loạn kinh nguyệt. Đặc biệt ở tuổi dậy thì, kinh nguyệt chưa thể đều được luôn do hoạt động của hệ thống trục dưới đồi- tuyến yên- buồng trứng chưa được ổn định.
 

roi loan kinh nguyet o tuoi day thi


Cách trường hợp kinh nguyệt bất thường, không ổn định như:
 

Không có kinh: Đây là tình trạng xảy ra khi các bạn nữ đã quá 18 tuổi vẫn chưa hành kinh.
 

Không có kinh nhất thời: Là hiện tượng quá 3 tháng không hành kinh nếu trước đó kinh nguyệt đều, quá 6 tháng chưa hành kinh nếu trước đó kinh nguyệt không đều.
 

Rong kinh: Qúa trình hành kinh kéo dài trên 7 ngày.
 

Lượng máu kinh: Kinh nguyệt ra ít hoặc ra nhiều.
 

Kinh nguyệt có sớm: xảy ra ở các bé gái có kỳ kinh nguyệt đầu tiên trước 10 tuổi.
 

2. Bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì nên làm gì?
 

Đối với những người bị đau bụng dữ dội khi hành kinh, nên đến khám bác sỹ để được kê đơn thuốc, không nên tự ý uống thuốc giảm đau.
 

Không có kinh nguyệt: Có khả năng do rối loạn dinh dưỡng và tâm lý, điều này ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe. Bạn cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển và tạo tâm lý thoải mái.
 

roi loan kinh nguyet o tuoi day thi

 

Rong kinh hoặc rau máu bất thường có thể là hiện tượng nhiễm khuẩn, hoặc bất thường ở tử cung. Nếu gặp trường hợp này, bạn cần đi khám ở các khoa sản để điều trị kịp thời và nên làm các xét nghiệm để loại trừ các vấn đề ung thư.
 

Khi kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì, không nên quá lo lắng, mà hãy thư giãn, thoải mái tâm lý, có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao… Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
 

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì gây vô sinh?
 

Nếu như kinh nguyệt rối loạn do những nguyên nhân về căng thẳng tâm lý, chế độ ăn uống không điều độ… thì đó là vấn đề hoàn toàn bình thường, có thể khắc phục và không ảnh hưởng đế việc sinh đẻ.
 

roi loan kinh nguyet o tuoi day thi


Tuy nhiên, nếu rối loạn kinh nguyệt kèm theo các bệnh về phụ, không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh.
 

Các bệnh phụ khoa dễ gây đến vô sinh: Hội chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, suy buồng trứng sớm, u xơ cổ tử cung.
 

Để đảm bảo thiên chức làm mẹ, hãy cố gắng đến các cơ sở y tế, bệnh viện để khám phụ khoa định kỳ. Việc làm này còn giúp bạn sớm phát hiện mầm mống các bệnh ung thư.

 

 

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Hẹp bao quy đầu có ảnh hưởng đến khả năng tình dục ở nam giới?
6 điều cần làm sau thắt ống dẫn tinh để sớm phục hồi
Con gái 7 tuổi dậy thì sớm, mẹ chia sẻ 3 sai lầm cần từ bỏ sớm để "cứu con"
Trẻ em thủ dâm quá sớm nguy hại ra sao?
Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục có ngăn được nhiễm trùng tiết niệu?
Hỏi- đáp: Uống thuốc tránh thai rối loạn kinh nguyệt có sao không?
Bệnh lậu ở nam giới: Dấu hiệu, các biến chứng thường gặp và biện pháp phòng ngừa
Nguyên nhân gây rò rỉ tinh dịch ở nam giới và cách điều trị
Dạy con tính “trách nhiệm” ngay từ bé, cha mẹ cần biết
Đừng chủ quan khi bị đau tinh hoàn
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email