Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục có ngăn được nhiễm trùng tiết niệu?
Ngày cập nhật:  19/05/2022 15:27:37
Quan hệ tình dục không trực tiếp gây nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs), nhưng nó có thể làm tăng khả năng nhiễm khuẩn. Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục có thể làm giảm nguy cơ này.

 

 

1. Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu hay còn gọi nhiễm trùng tiểu là bệnh lý viêm nhiễm niệu đạo, bàng quang, thận và niệu quản, là những ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Nhiễm trùng tiểu có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiết niệu.

Những nhiễm trùng này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tiết niệu. Nhiễm khuẩn tiết niệu thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới, các yếu tố nguy cơ bao gồm: tiền sử nhiễm trùng tiểu, có hoạt động tình dục, sử dụng chất diệt tinh trùng, đã mãn kinh, phụ nữ mang thai, mắc bệnh đái tháo đường, béo phì, bất thường cấu trúc của đường tiết niệu,…

Các triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu bao gồm:

  • Đi tiểu đau
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu rất thường xuyên
  • Lượng nước tiểu thấp, ngay cả khi bạn muốn đi tiểu
  • Có máu trong nước tiểu
  • Chuột rút hoặc áp lực ở vùng bụng dưới
  • Nước tiểu có mùi khó chịu
  • Khi nhiễm trùng lan lên đến bàng quang và thận có thể gây đau buốt vùng thắt lưng

Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục có ngăn được nhiễm trùng tiết niệu? - Ảnh 2.

 

Đau vùng thắt lưng và đau buốt khi đi tiểu là những biểu hiện của nhiễm trùng tiết niệu.


2. Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục có ngăn ngừa viêm đường tiết niệu được không?

Nhiễm trùng đường tiết niệu không phải là một loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, hoạt động tình dục có thể làm tăng nguy cơ phát triển các nhiễm trùng tiểu. Vi khuẩn ở bộ phận sinh dục hoặc vùng hậu môn có thể xâm nhập vào niệu đạo khi quan hệ tình dục. ‎Ngoài ra, việc sử dụng đồ chơi tình dục có thể truyền vi khuẩn nếu không được vệ sinh đúng cách giữa các lần sử dụng.

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như Chlamydia, có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, nhiễm trùng tiểu không truyền từ người sang người qua đường tình dục, giống như các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Hiện nay các chuyên gia vẫn chưa có kết luận về việc đi tiểu sau khi quan hệ tình dục có giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu hay không. Nhưng các nhà khoa học cùng đi đến kết luận, có nhiều cách để giảm nguy cơ phát triển nhiễm trùng đường tiết niệu, bao gồm duy trì đủ nước và tăng cường vệ sinh cá nhân.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyên bạn nên đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Các chuyên gia y tế cho rằng, thực hiện việc này có thể giúp loại bỏ vi khuẩn ở gần niệu đạo và ngăn chúng xâm nhập vào đường tiết niệu.

Tuy nhiên, một nghiên cứu được công bố trong năm 2016 của American Family Physicican cho thấy rằng việc đi tiểu sau khi quan hệ tình dục không có tác dụng bảo vệ khỏi các nhiễm trùng có thể đo lường được. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu lưu ý, vẫn nên đi tiểu sau khi quan hệ tình dục vì hoạt động này sẽ giúp bạn giữ vệ sinh vùng sinh dục tốt hơn.

Cần lưu ý thêm rằng, việc đi tiểu sau khi quan hệ tình dục cần thiết hơn đối với nữ giới. Thứ nhất vì niệu đạo của nữ rất gần với âm đạo và hậu môn, khiến vi khuẩn dễ dàng lây lan từ âm đạo và hậu môn sang niệu đạo. Thứ hai vì niệu đạo của nữ ngắn hơn so với nam giới sẽ khiến vi khuẩn sau khi xâm nhập di chuyển tới bàng quang nhanh hơn và gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục có ngăn được nhiễm trùng tiết niệu? - Ảnh 4.

Phụ nữ cần chú ý vệ sinh sinh dục tốt sau khi quan hệ tình dục.


3. Các phương pháp ngăn ngừa nhiễm trùng tiết niệu

Một số cách đơn giản khác giúp bạn ngăn ngừa viêm nhiễm đường tiết niệu bao gồm:

  • Đi tiểu bất cứ khi nào bạn muốn, không nên nhịn đi tiểu.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, uống thường xuyên trong ngày.
  • Giữ vệ sinh vùng sinh dục và tiết niệu.
  • Sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su trong quan hệ tình dục.
  • Làm sạch và tiệt trùng đồ chơi tình dục, cốc nguyệt san trước khi sử dụng.
  • Khi đi vệ sinh xong nên rửa nhẹ nhàng với nước sạch và lau khô từ trước ra sau.
  • Tránh thụt rửa âm đạo và không dùng các chất tẩy rửa hóa học để vệ sinh âm hộ, âm đạo.
suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Hỏi- đáp: Uống thuốc tránh thai rối loạn kinh nguyệt có sao không?
Bệnh lậu ở nam giới: Dấu hiệu, các biến chứng thường gặp và biện pháp phòng ngừa
Nguyên nhân gây rò rỉ tinh dịch ở nam giới và cách điều trị
Dạy con tính “trách nhiệm” ngay từ bé, cha mẹ cần biết
Đừng chủ quan khi bị đau tinh hoàn
Sai lầm cần tránh khi chăm sóc " vùng tam giác vàng" để ngừa ung thư cổ tử cung
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có gây vô sinh không?
Khắc phục chứng “chưa đi đến chợ đã tiêu hết tiền…”
Thì thầm với con gái
Nam giới và mối nguy ung thư dương vật
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email