Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Điểm mặt các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ mà bố mẹ cần chú ý
Ngày cập nhật:  11/07/2024 15:48:18
Trẻ nhỏ rất dễ gặp phải các vấn đề liên quan tới đường tiêu hóa bởi hệ tiêu hóa của các bé chưa thực sự phát triển toàn diện. Dưới đây là một số bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ.

 
 

 

Tiêu chảy
 

benh ve duong tieu hoa o tre


Tiêu chảy là bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ thường gặp nhất. Nguyên nhân có thể do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Biểu hiện điển hình của bệnh tiêu chảy là bé đi đại tiện ít nhất 3 – 4 lần trong một ngày, phân khá lỏng và thường lẫn dịch nhầy. Kèm theo đó, một vài triệu chứng bé có thể đối mặt như đau bụng, cơ thể mất nước. Bệnh có hai dạng chính là cấp tính và mãn tính mà các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi.
 

Nếu cảm thấy tình trạng bệnh diễn biến quá nặng, bố mẹ nên đưa ngay trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để kịp thời xử lý, không nên tự ý mua thuốc để tránh những sự cố không mong muốn xảy ra.
 

Bệnh tả
 

Tả là bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ vô cùng nguy hiểm, có thể lây lan thành dịch, bệnh nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ tử vong cao. Ba triệu chứng chủ yếu khi mắc bệnh tả: tiêu chảy ra nước ồ ạt, nôn ói liên tục, đau bụng. Trong đó, tiêu chảy là triệu chứng nguy hiểm đáng lo ngại nhất. Bé có thể đi ngoài liên tục, không cầm được, phân toàn nước màu trắng đục. Trẻ bị mất nước nghiêm trọng, kiệt sức và có thể tử vong rất nhanh sau đó.
 

Bệnh do vi khuẩn tả (Vibrio cholerae) thường xuất hiện ở những nơi dơ bẩn, nguồn nước kém vệ sinh, thức ăn bị ôi thiu, chưa nấu chín hay để ruồi nhặng đậu vào gây ra. Khi trẻ ăn uống trong môi trường đó, vi khuẩn sẽ theo thức ăn vào bộ máy tiêu hóa, chúng phát triển và tiết ra nhiều chất độc gây bệnh.
 

Vì vậy, bố mẹ luôn phải lưu ý trong an toàn vệ sinh thực phẩm và tập cho bé rửa tay trước và sau khi ăn.
 

Rối loạn tiêu hóa
 

benh ve duong tieu hoa o tre


Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị rối loạn tiêu hóa vì hệ thống tiêu hóa chưa được hoàn thiện cả về cấu trúc cũng như hoạt động và lượng enzym tiêu hóa. Bên cạnh đó, do sức đề kháng của trẻ yếu hơn người lớn nên rất dễ bị loạn khuẩn đường tiêu hóa. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng không hợp lý hoặc sử dụng kháng sinh cũng là nguyên nhân gây ra bệnh khó chịu này.
 

Rối loạn tiêu hóa lâu ngày khiến trẻ không hấp thu được đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh. Hậu quả là trẻ thường bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và hệ miễn dịch kém phát triển.
 

Táo bón
 

Khi bị táo bón, một số biểu hiện ở trẻ như đi đại tiện rất khó, phân khá cứng, khô, thậm chí có lẫn một chút máu. Ngoài ra, bé thường tỏ ra khá khó chịu, đau đớn mỗi khi đi đại tiện. Lý do chính gây ra hiện tượng táo bón đó là chế độ dinh dưỡng của con thiếu chất xơ, thiếu nước,… Bên cạnh đó, táo bón cũng là một trong những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh. Các bác sĩ chỉ ra rằng, vấn đề trên có thể xảy ra khi em bé bị ảnh hưởng tâm lý, lo lắng, căng thẳng hoặc rối loạn cảm xúc. Chính vì thế, cha mẹ hãy quan tâm tới tinh thần, cảm nhận của con trẻ nhiều hơn nữa.
 

Trào ngược dạ dày
 

benh ve duong tieu hoa o tre

Nhắc tới các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ, không thể bỏ qua tình trạng trào ngược dạ dày. Triệu chứng phổ biến nhất của chứng bệnh này là bé thường xuyên bị ợ nóng, ợ chua,…
 

Thông thường, hiện tượng trên xuất hiện do em bé ăn uống chưa thực sự phù hợp, khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Lâu dần, acid từ dạ dày sẽ tác động và làm cho thực quản của trẻ nhỏ viêm tấy, bị tổn thương nghiêm trọng.
 

Khi mắc bệnh, con sẽ bị ăn uống kém đi và sụt cân nhanh chóng. Ngoài ra, nếu hệ tiêu hóa bị tổn thương trẻ nhỏ cũng có nguy cơ đối mặt với tình trạng đại tràng co thắt, thường xuyên đau bụng, nôn. Bố mẹ cần theo dõi các tình trạng kể trên và đưa con đi khám càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Điểm mặt những thói quen rất xấu bố mẹ làm có thể gây hại tới thính lực của con
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh- Nỗi ám ảnh của các bà mẹ bỉm sữa
Mẹ cho con bú thử que 2 vạch có phải mang thai hay không?
3 điều cần biết về bệnh tim bẩm sinh ở trẻ
Phân biệt vàng da sơ sinh sinh lý và vàng da bệnh lý
Giải đáp thắc mắc về giấc ngủ lý tưởng dành cho trẻ
Tuân thủ được những nguyên tắc này, mẹ thoải mái tắm rửa sau sinh mà vẫn khỏe mạnh
Bí tiểu sau sinh: Làm sao để khắc phục điều này trong thời gian kiêng cữ
Giải đáp thắc mắc trẻ 1 tuổi uống sữa tươi được không?
Những cách giúp mẹ khắc phục khi đau vết mổ sau sinh 1 tháng
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  03/09/2024- Tầm soát ung thư cổ tử cung thời điểm nào là tốt nhất?
  03/09/2024- Tại sao phụ nữ mang thai thường bị nhiễm trùng đường tiết niệu?
  03/09/2024- Dấu hiệu sảy thai muộn mẹ bầu cần lưu ý
  27/08/2024- Nguyên nhân gây ra hiện tượng ra xuất huyết tử cung khi mang thai
  26/08/2024- Làm sao để biết có bị viêm lộ tuyến cổ tử cung?
  07/08/2024- Tác động của HIV và STI đến khả năng sinh sản
  07/08/2024- Ra khí hư màu vàng khi mang thai có nguy hiểm?
  05/08/2024- Nhiễm HPV có gây ung thư cổ tử cung?
  29/07/2024- Ưu và nhược điểm của các phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến
  22/07/2024- U hạt rốn sơ sinh: Nguyên nhân và điều trị thế nào cho đúng cách?
Xem tất cả
Liên kết email