Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Mẹ cần tránh 5 sai lầm này khi rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm
Ngày cập nhật:  02/10/2021 14:55:47
Muốn rèn cho trẻ sơ sinh ngủ đêm, bạn nên tránh những việc như cho trẻ ăn vào đêm, đẩy xe, nằm võng... vì chúng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ

Sau khi sinh, chắc hẳn mẹ bỉm nào cũng phải đối diện với cảnh trẻ ngủ cả ngày và thức vào ban đêm khiến mẹ không có thời gian nghỉ ngơi. Không ngủ vào ban đêm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe của trẻ cũng như khiến mẹ mệt mỏi. Vì thế, mẹ hãy chú ý rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm đúng cách để con ngoan ngoãn ngủ đúng giấc mẹ nhé!

5 sai lầm khi rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm mẹ hay mắc phải

1. Cho trẻ bú hoặc đưa võng khi ngủ

Khoảng 3 tháng đầu tiên sau khi “tạm biệt” môi trường trong bụng mẹ, trẻ sẽ chưa hình thành các thói quen. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi, hệ thần kinh của trẻ bắt đầu phát triển và xây dựng các thói quen.

Khi trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên, nếu bạn rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm bằng cách đưa võng, nôi hoặc cho trẻ bú, điều này sẽ tạo thành một thói quen xấu. Mặc định, mỗi đêm trẻ sẽ thức dậy và bạn buộc phải lặp lại việc cho trẻ bú, đưa nôi, hoặc cho trẻ nằm võng thì trẻ mới có thể quay trở lại với giấc ngủ. Điều này hoàn toàn không tốt với trẻ.

Vì thế, bạn nên cho trẻ ngủ tự nhiên, không nên dùng việc khác tác động vào hình thành thói quen.

tre so sinh ngu dem

 

2. Dỗ con khóc bất cứ khi nào

Một sai lầm khác mà chúng ta hay mắc phải khi rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm chính là thấy con khóc sẽ bên cạnh và dỗ con. Với bản năng làm cha mẹ, bạn sẽ muốn đến dỗ con ngủ ngay lập tức.

Thế nhưng, tốt nhất để rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm, bạn nên đợi một vài phút xem con có thể tự nín khóc được không trước khi dỗ con. Nếu cứ đến bên cạnh những lúc trẻ khóc như vậy sẽ hình thành thói quen không tốt, trẻ sẽ nhận ra nước mắt là “vũ khí” của mình. Như vậy, trẻ sẽ khóc nhiều hơn vào buổi tối để được cha mẹ dỗ dành nhiều hơn.

3.Sai lầm khi rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm là cho ăn vào ban đêm

Những đứa trẻ sơ sinh thường sẽ có một bữa phụ vào ban đêm dù chúng không đói. Điều này sẽ hình thành giờ tỉnh giấc vào ban đêm cho trẻ. Bạn nên cho trẻ ăn tối no hoặc ăn trước khi ngủ khoảng 1 tiếng để thức ăn kịp tiêu hóa.

tre so sinh ngu dem


4. Cho trẻ ngủ trong xe đẩy hoặc nôi

Nhiều bậc cha mẹ hay chọn cách để cho trẻ ngủ trong xe đẩy. Tuy nhiên, đó là một sai lầm và khiến bạn khó khăn hơn trong việc rèn trẻ sơ sinh ngủ vào ban đêm.

Nếu đã quen với cách ngủ trưa trong xe đẩy thì ban đêm trẻ cũng có xu hướng muốn nằm trong xe đẩy, di chuyển đi khắp nơi để ngủ.

tre so sinh ngu dem


5. Sai lầm trong cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm là để con thức khuya

Nhiều người có xu hướng để trẻ thức khuya cho đến khi con thực sự buồn ngủ thì ngủ và khi đó trẻ sẽ ngủ lâu hơn. Tuy nhiên, nếu ngủ quá muộn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cảm thấy mệt mỏi hơn. Thậm chí, trẻ còn dễ thức giấc vào giữa đêm hơn.

Bí quyết cho trẻ ngủ ngon hơn

1. Tạo cho trẻ các thói quen trước khi đi ngủ

Mỗi ngày hãy lặp lại chuỗi hành động trước khi cho trẻ đi ngủ. Các bạn duy trì chuỗi hành động này trong nhiều ngày liên tục sẽ tạo thành thói quen. Như vậy, trẻ sẽ quen và tự giác đi ngủ.

2. Tạo thói quen ngủ trưa giống buổi tối

Nếu trẻ có những giấc ngủ ngắn trong ngày, bạn nên để trẻ nằm trên giường và có các thói quen giống như khi rèn trẻ ngủ đêm. Hạn chế cho trẻ ngủ trên xe đẩy, đưa võng hoặc bế trẻ trên vai dỗ cho trẻ ngủ. Đây là thói quen xấu và khiến việc dỗ trẻ ngủ vào ban đêm khó khăn hơn nhiều lần.

Hãy thử những cách trên để trẻ có giấc ngủ đêm ngon và liền giấc hơn.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Mách mẹ cách trị đái dầm cho trẻ hiệu quả, an toàn không cần dùng thuốc
Mẹ cần làm gì để chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi thật khoa học?
Phòng tránh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
Tại sao trẻ khóc đêm? Mẹo giúp trẻ có giấc ngủ ngon, liền mạch
Tiểu đường ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây bệnh
Cảnh giác với biến chứng sốt xuất huyết nguy hiểm ở trẻ
Điểm danh những nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa và cách phòng ngừa
6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè
Tuyệt đối không được sử dụng tinh dầu cho trẻ dưới 3 tháng tuổi
Thời điểm “vàng” cho bé kết hợp bú mẹ và uống sữa công thức
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email